Cá chình được biết đến là một loài thủy sản mới được nuôi gần đây và rất ít bệnh tật. Tuy nhiên, cá thường bỏ ăn do yếu tố môi trường và chất lượng chọn lọc không tốt dẫn đến tổn thất lớn do cá bỏ ăn. Cũng như các loài cá nước ngọt khác, cá chình thường gặp một số bệnh nhưng chưa thấy cá bị tác hại. Chủ yếu và nguy hiểm nhất là bệnh nấm trên cá trình, đây là nguyên nhân gây thiệt hại lớn nhất, có khi lên tới 70-75%. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến bà con loại bệnh nhiễm khuẩn trên cá chình và các biện pháp phòng trị bệnh.
Mục Lục
Bệnh nhiễm khuẩn do Acromonas
– Dấu hiệu bệnh: Cá con mẫn cảm với bệnh hơn cá lớn; tỷ lệ cá chết do bệnh có thể đến 80%. Cá bị sẫm màu từng vùng, xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể, hoại tử phần vây; mắt lồi mờ đục và sưng phù, xoang bụng chứa dịch, nội tạng bị hoại tử.
– Phòng bệnh: Tránh nhiễm ký sinh trùng (nhóm nguyên sinh động vật); làm xây xát cá, nước bị nhiễm bẩn, mật độ nuôi quá dầy, hàm lượng ôxy hòa tan trong nước thấp.
– trị bệnh: Dùng dung dịch thuốc tím (KMnO4) liều lượng 1 – 2kg/1.000m3 nước.
Bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonas
– Nguyên nhân: Do thả mật độ quá cao, dinh dưỡng kém, hàm lượng ôxy hòa tan thấp, ao quá giàu chất dinh dưỡng.
– Dấu hiệu bệnh lý:
+ Xuất huyết tạo thành những đốm nhỏ trên da, bề mặt cơ thể, phần bụng có thể chảy máu. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể phá hủy mô và các nội quan. Tỷ lệ cá chết do bệnh này có thể lên đến 70 – 80%.
– Phòng trị:
+ Giảm mật độ nuôi bằng cách san thưa cá ra.
+ Cung cấp nguồn nước sạch.
+ Tắm cho cá bằng dung dịch thuốc tím (KMnO4) liều lượng 3 – 5gr/m3 nước đến khi cá có dấu hiệu sốc thì bắt cá ra.
Bệnh nấm thủy mi
Bệnh nấm thuỷ my: Do hai giống nấm là Saprolegnia và Achlya.
– Dấu hiệu bệnh lý: Trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám, có những sợi nấm nhỏ nhìn trong nước như sợi bông trên thân cá. Cá bơi lờ đờ trên mặt nước, không đi tìm ăn.
– Phân bố và lan truyền bệnh: Các giai đoạn phát triển của cá Chình đều có thể nhiễm nấm khi nuôi với mật độ dày, khi bị xây sát… Nhiệt độ nước 18-200C thích hợp cho nấm phát triển.
– Chẩn đoán bệnh: Nhìn bằng mắt thường có thể thấy các sợi nấm nhỏ như sợi bông, mềm tua tủa mọc rộng trong khoảng bằng đồng xu hoặc bằng cái cúc lớn. Vị trí thường cá hay bị ở phía trên lưng nên chú ý là cũng rễ phát hiện. Đặc biệt là khi cạn nước hoặc nhìn gần.
– Tác hại: Cá Chình là động vật da trơn, ngoài hô hấp bằng mang, cá Chình còn hô hấp bằng da là chủ yếu. Hiện tượng bị nấm sẽ cản trở việc hô hấp bằng da của cá dẫn tới cá yếu và chết.
– Phòng trị bệnh: áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp hoặc dùng Potassium dichromate 20-24g/m3.
Nếu cá có vết thương có thể bôi trực tiếp dung dịch Potassium dichromate 5% hoặc dùng iodine 5%.
Muối: 25kg/m3/10-15 phút hoặc 10kg/m3/20 phút; 1-2kg/m3 không giới hạn thời gian.
Dung dịch KMnO4 với nồng độ 100g/m3 thời gian kéo dài cho đến khi cá xuất hiện sốc.
Formalin 0,4-0,5ml/l trong một giờ.
CusO4 100g/m3 10-30 phút.
Griseofulvin 10 ppm/không giới hạn thời gian.