Cá hô được nhiều người mệnh danh là loài thủy sinh “Trăm năm hạnh phúc”, nghe thật lạ phải không? Tất cả là do tập tính sinh sản của loài cá này mang lại. Sau khi sinh sản, cá bố mẹ và cá cái sống chung với nhau nên được gọi là cá hô. Nó không chỉ là đối tượng thủy sản đặc sản, có giá trị dinh dưỡng cao, ít dịch bệnh mà còn có hiệu quả kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng nhanh. Hiện nhiều nơi đang coi mô hình chăn nuôi loài cá hô thương phẩm là hướng đi kinh tế mới. Cùng tham khảo kỹ thuật nuôi cá hô sao cho hiệu quả trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Mục Lục
Giới thiệu về cá hô
Cách đây nhiều năm, các ngư dân vẫn thường xuyên bắt được những con cá Hô nặng hơn 1 tạ, có vảy to bằng miệng chén. Nhưng hiện nay, cá Hô bắt được đa số là cá Hô đất, là những con cá Hô nặng từ 10kg đến 15kg mỗi con mà thôi. Dân gian vẫn lưu truyền là thịt cá Hô sẽ đem đến sự may mắn. Thịt cá Hô dai, nhưng nó không dai theo kiểu thịt heo hay thịt bò, mà bên trong thịt có nhiều lớp sụn mỏng, khi ăn sẽ có cảm giác dai, giòn và sựt sựt. Da cá Hô rất dày và ăn cũng rất ngon.
Vì sống trong môi trường tự nhiên nên thịt cá Hô không bị bở khi nấu như những loài cá nuôi. Cá Hô chế biến thành các món theo kiểu miền Tây thì đúng là đặc sản. Trong nhà hàng, cá Hô là món luôn cháy hàng và thường được làm thành các món như : cá Hô nướng muối ớt, cá Hô nhúng mẻ, cá Hô hấp kiểu Hong Kong…
Đặc tính sinh học
Cá hô là loài sống chủ yếu ở các sông, kênh, rạch,.. ở miền Nam nước ta. Được nuôi phổ biến ở các tỉnh miền Tây như: Kiên Giang, Châu Đốc,…dọc theo sông Mê Kông. Về hình dáng, chúng có bụng màu trắng bạc, các vây hơi phớt hồng, cuối các tia vây màu đen. Cá hô có thể ăn các loại thực vật lẫn động vật nhỏ trong nước. Bởi vì, thân hình mỗi con trưởng thành khá to do đó khả năng di chuyển khá chậm nên cá hô phải được nuôi đúng mô hình.
Kỹ thuật nuôi cá hô hiệu quả
Cách chọn ao nuôi
Cá hô là loài khá đặc biệt bởi khi chúng trưởng thành sẽ có kích cỡ rất lớn. Do đó, để nuôi tốt cá hô, chúng ta cần phải chọn ao nuôi đạt các tiêu chuẩn sau:
- Vị trí nuôi: nền đất không bị nhiễm phiền, thoáng mát, không có tán cây che phủ.
- Nuôi gần những nơi có thể thuận lợi cung cấp nước mỗi khi cần
- Vị trí có thể thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn, con giống và dễ dàng đi lại khi thu hoạch cá
- Ao nuôi lý tưởng sẽ có diện tích hơn 2000m2 với độ sâu 1,5m.
- Xây bề mặt ao phải dốc đến cống thoát nước. Bờ ao đảm bảo chắc chắn, không rỉ, không bị tình trạng tràn bờ.
- Độ pH trong nước từ 7 – 8,5 với hàm lượng oxy hòa tan lớn 3mg/l
Cách bước xử lý ao nuôi
Sau khi chọn được vị trí thiết kế ao hoàn chỉnh. Chúng ta cần xử lý, dọn dẹp sạch sẽ ao trước khi thả cá giống vào. Quy trình bao gồm các bước:
- Bước 1: Tháo cạn hết nước và sử dụng thuốc diệt cá tạp để dọn sạch đáy ao. (Hướng dẫn cách sử dụng thuốc diệt cá tạp tốt nhất hiện nay)
- Bước 2: Dọn dẹp sạch bùn đất, rong, cỏ xung quanh bờ ao, đáy ao và chỉ để lại lớp bùn dưới đáy ao khoảng 0,2-0,3m.
- Bước 3: Lấp hết các hang, hốc, mọi chỗ rò rỉ để thoát nước ra ngoài
- Bước 4: Dùng vôi CaO rải khắp đáy ao, bờ ao với lượng vôi 7-10kg/m2 để điều chỉnh độ pH thích hợp. Đồng thời vôi cũng diệt hết mầm bệnh ở đáy ao đối với cá.
- Bước 5: Phơi đáy ao từ 2-3 ngày đến khi ráo nước. Tuy nhiên, tránh tình trạng phơi quá lâu sẽ xuất hiện xì phèn không có lợi cho ao nuôi.
- Bước 6: Trang bị hệ thống lọc nước và đưa nước từ từ vào trong ao cho đến khi đạt được mực nước 1.5m.
Cách chọn và thả con giống cá hô
Việc chọn giống cá nuôi là bước rất quan trọng. Bởi vì, chúng sẽ quyết định sự thành bại của chúng ta trong quá trình nuôi cá. Do đó, trong quá trình lựa cá giống các bạn nên hết sức cẩn thận và lựa chọn theo các dấu hiệu sau: Cá giống khỏe mạnh, không bị dị tật, không bị xây xác da, nhiều nhớt, bơi lội tốt và phản ứng nhanh.
Khi đưa về trước khi thả con giống nên tắm chúng bằng nước muối 2-3% trong 5-10 phút để loại bỏ các ký sinh trên da và chống nhiễm trùng các vết xây xác da trong quá trình vận chuyển. Bởi vì, kích thước cá giống 5-20g/con nên chúng ta nuôi với mật độ 0,5con/m2 . Nên thả cá vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
Thức ăn chủ yếu
Cá hô là một loài cá rất dễ ăn, chúng có thể ăn thực vật lẫn động vật.
Trong giai đoạn đầu: Khi có đạt được trọng lượng 200g/con, các bạn nên cho ăn thức ăn hỗn hợp dạng mảnh (thức ăn công nghiệp) do nhà máy cung cấp. Giai đoạn 200g trở lên ăn thức ăn dạng nổi với tần suất 1 ngày/1 lần. Với khẩu phần ăn 3-5% trọng lượng thân và hàm lượng protein 28-32%.
Lưu ý: Khi ăn chú ý rải đều và từ từ để cá hô có thể ăn hết lượng thức ăn mà các bạn đưa xuống. Tránh tình trạng dư thừa thức ăn vì nếu chúng ăn lại thức ăn dư thừa thì sẽ mang mầm bệnh trong người.
Quy trình quản lý và chăm sóc
- Các bạn nên chú ý, theo dõi hoạt động của cá hằng ngày về lượng thức ăn, mực nước,…nhằm điều chỉnh lượng hợp lý.
- Thường xuyên quan sát xung quanh bờ ao, rong, cỏ dại mọc ở bờ ao, nước rò rỉ, bờ sạt lở, cống thoát nước,…để xử lý sự cố ngay lập tức.
- Thay nước trong ao định kỳ 2 lần/ 1 tháng, mỗi lần thay khoảng 25-30% lượng nước trong ao.
- Mỗi tháng kiểm tra định kỳ một lần.
- Bắt một mẻ cá khoảng 30-40 con để kiểm tra tình trạng sức khỏe, khối lượng và một số bệnh của cá trong ao nuôi.
Thời gian thu hoạch
Khi nuôi cá hô với mật độ 0,5 con/m2 . Sau 28 tháng nuôi, cá hô đạt trọng lượng 3-4,5kg; và chiều dài trung bình 50-65cm/con. Giá hiện tại trên thị trường khoảng 250.000VNĐ/kg trở lên; tùy vào mỗi kích cỡ của cá hô. Trong quá trình thu hoạch, lưu ý cẩn thận tránh gây xây xác da; vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và chất lượng của cá.
Bên trên là chi tiết quy trình kỹ thuật của mô hình nuôi cá hô đạt hiệu quả cao. Hi vọng sẽ giúp đỡ được nhiều thứ trong quá trình nuôi của bà con. Chúc quý khách thành công khi nuôi cá hô.