Việc nuôi gà thịt để cung cấp cho các cửa hàng tiêu thị, hay bán tại chợ đang ngày càng tăng cao do quy mô lợi nhuận của nó đem lại là khá lớn. Tuy nhiên việc này cũng tiềm rất nhiều rủi ro chẳng hạn như việc thị trường rớt giá, gà nhiễm bệnh chết hàng loạt. Và việc gà bị bệnh là một trong những vấn đề mà bất cứ chủ trang trại nuôi gà nào cũng quan tâm và lo lắng. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi muốn mang đến cho bạn thêm nhiều thông tin thật bổ ích về căn bệnh đầu đen ở gà.
Mục Lục
Nguyên nhân xuất hiện bệnh đầu đen ở gà
Bệnh đầu đen trên gà hay còn gọi là bệnh kén ruột, hoặc viêm gan xuất huyết manh tràng là bệnh mới xuất hiện nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là gà thả vườn, thả đồi.
Vậy bệnh này đến từ nguyên nhân nào? Cách điều trị ra sao, tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ trong nội dung bài viết hôm nay.
Bệnh đầu đen trên gà do 1 loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis; ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng). Bệnh lây lan chủ yếu qua đường miệng: ăn uống phải trứng giun kim có chứa Histomonas . Giun đất, và chim trời cũng có thể là động vật trung gian truyền bệnh.
Bệnh truyền qua đường tiêu hóa, gà khỏe ăn thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh, khi sức đề kháng của gà giảm, bệnh sẽ phát ra. Gà bệnh thải phân, mầm bệnh có trong trứng giun kim hoặc phân gà chứa mầm bệnh được giun đất ăn, do đó mầm bệnh tồn tại rất lâu trong môi trường vì vậy rất khó xử lý triệt để. Ở những khu vực chăn nuôi gà đã từng mắc bệnh, những lứa nuôi tiếp theo có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
Cơ chế và biểu hiện của bệnh đầu đen ở gà
Cơ chế gây bệnh là gà ăn phải ký sinh trùng -> Chúng di chuyển đến manh tràng -> Thành manh tràng dày lên và bị phá hủy -> Kén trong manh tràng -> Ký sinh trùng vào máu và đến gan -> Gan bị hoại tử -> Gà chết.
Gà ủ rũ, sốt cao lên đến 44 độ C, tuy nhiên lại có những biểu hiện của sốt rét; như rụt cổ, mắt nhắm, run rẩy, rúc đầu vào cánh, tìm chỗ có nắng, ấm áp để nằm; phân sáp vàng, sáp đen, phân dạng giống gạch cua, phân nước có thỏi phân sống ở giữa. Mặt mặt hốc hác tái nhợt hoặc thâm đen (đầu đen). Bệnh diễn ra trong vòng 10 – 20 ngày, gà chết dần chứ không chết đồng loạt như những bệnh khác.
Những đặc điểm xuất hiện bên trong gà khi bị bệnh
Bệnh tích ở gan: Đặc trưng nhất là gan sưng to hơn bình thường; và xuất hiện những vết hoại tử hình hoa cúc; với bề mặt hoại tử hơi lõm khắp bề mặt gan.
Bệnh tích ở manh tràng: Tình trạng đặc trưng nhất là ruột thừa sưng to, thành ruột thừa tăng sinh dày, chất chứa bên trong ruột thừa trở thành dạng cứng chắc tạo khối dạng như canxi hóa lấp đầy bên trong, khi mổ khám sẽ dễ dàng phát hiện 2 manh tràng rắn lại (gọi là kén ruột).
Những phương pháp điều trị bệnh đầu đen cho gà
Ngày 1: Dọn vệ sinh chuồng trại, phát quang bụi rậm, phun thuốc muỗi; rắc vôi bột làm xung quanh chuồng nuôi. Sử dụng thuốc sát trùng: G-omnicide hoặc G-aldekol des FF hoặc Povidine E-10% cao cấp. Hạ sốt: Para C liều 1g/n 5kg thể trọng. Kháng sinh đặc trị đầu đen: Sulfa – trime 408 liều 1ml/5 lít nước chia 2 lần sáng, chiều. Bổ trợ: Vitamin C 15 + Sorbitol B12 hoặc Bổ gan thận đặc biệt + Trợ Gum K3+ pha nước uống cả ngày.
Giữ gìn chuồng trại khô ráo, định kỳ xịt sát trùng chuồng trại và sân vườn; có thể dùng vôi bột rắc trên sân vườn sau khi đã cuốc xới. Có thể dùng thuốc trong qui trình phòng của trại. Không nên nhiều lứa gà trong cùng một khu
Ngày 2: Sulfa – trime 408: Sáng sẽ là Sulfa – trime 408 chiều Amox colis hoặc ampi coli. Tiếp tục dùng hạ sốt nếu gà chưa cắt sốt. Trộn thức ăn BMD 500 liều 1 kg/2 tấn thức ăn để phòng viêm ruột hoại tử. Bổ trợ: Vitamin C 15 + Sorbitol B12 hoặc Bổ gan thận đặc biệt + Trợ Gum K3+ pha nước uống cả ngày.
Ngày 3 – 5: tương tự ngày 2; và sau khi gà khỏi triệu chứng cần tẩy giun lại cho cả đàn; sử dụng Tẩy giun sán liều 1g /8kg thể trọng hoặc Levamisol 4.0 liều 1 g/2 kg thể trọng.
Bệnh đầu đen trên gà là căn bệnh khá nguy hiểm; ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khoẻ của gà. Hi vọng với những thông tin chúng tôi mang tới trong nội dung bài viết trên; sẽ giúp bạn tìm ra được những trải nghiệm tốt nhất. Xin chào và hẹn gặp lại bạn trong những chia sẻ sau.