Chăm sóc gà con là một trong những kỹ thuật khó nhất khi nuôi gà thịt. Trong tuần đầu, tốc độ sinh trưởng của gà con cao nhất nên nhu cầu dinh dưỡng cao, nhưng do kích thước và chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Vì vậy, thức ăn cho gà phải là thức ăn có chất lượng cao, đủ và cân đối các axit amin hạn chế như lysin, methionin, nhất là các vitamin, nhất là vitamin A.
Lông gà lúc này còn mỏng manh, sinh nhiệt kém, dễ mất nhiệt, hạ thân nhiệt. Và chết vì lạnh, vì vậy gà con cần được sưởi ấm. Trong tuần đầu tiên gà con phải thích nghi với thức ăn, nước uống và điều kiện ngoại cảnh hoàn toàn khác với môi trường ấp trứng để giúp chúng hoàn thiện các chức năng sinh lý để chúng sinh trưởng và phát triển tốt.
Mục Lục
Công tác chọn gà con, chuồng trại, trang thiết bị
Chỉ chọn những gà con khỏe mạnh, độ đồng đều cao; phản ứng nhanh nhẹn, không bị dị tật, mỏ và chân vững chắc, màng da chân bóng.
– Chuồng úm cho gà con có kích thước: 2m x 1m x 0,5m đủ để nuôi 100 con. Nên bố trí chuồng ở đầu hướng gió, cách xa chuồng gà trưởng thành. Dọn vệ sinh, sát trùng và để trống chuồng ít nhất 2 tuần trước khi nuôi đợt mới.
– Chuẩn bị đầy đủ chụp sưởi bằng bóng đèn điện có công suất 60 – 100W; treo cách nền chuồng 30 – 40cm.
Nước uống cho gà
Nước là nhu cầu đầu tiên của gà con. Để tăng sức đề kháng trong những ngày đầu cho gà con bằng cách pha vào nước 5g đường glucoza + 1g vitamin C/1 lít nước uống.
Thức ăn và cách cho gà ăn phù hợp
Tùy theo giống gà với tốc độ sinh trưởng khác nhau; mà nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác nhau. Hiện nay sản phẩm gia cầm thịt, Công ty GreenFeed có thiết kế cho dòng gà thịt thương phẩm và gà thả vườn lông màu.
Sau khi gà con mới nở phải cho uống nước; sau 2 giờ mới được bắt đầu tập ăn. Cho gà ăn tự do để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng trong ngày; tuần đầu: 5 – 6 lần/ngày, sau đó giảm còn 3 – 4 lần/ngày.
– Để tránh cho thức ăn rơi vãi gây mất vệ sinh; nên đổ lên máng ăn một lượng nhỏ thức ăn, khi gà con ăn hết lại đổ vào tiếp.
Chăm sóc và nuôi dưỡng gà con hiệu quả
Nhiệt độ úm gà con
+ Gà con tập trung gần nguồn nhiệt, gà bị lạnh. Nếu gà tản ra xa nguồn nhiệt, trạng thái nháo nhác; khát nước, gà bị quá nóng cần phải giảm nhiệt độ. Gà tụm lại một phía là bị gió lùa, cần phải che kín hướng gió thổi.
+ Khi đủ nhiệt, gà con vận động, ăn uống bình thường, ngủ nghỉ tản đều.
Ẩm độ chuồng úm, chế độ chiếu sáng
Tốt nhất ở mức từ 60 – 75% để hơi nước trong phân bay nhanh; nên phân khô, gà khỏe mạnh.
Tuần đầu úm gà con cần chiếu sáng 24 giờ/ ngày; từ tuần thứ 2 trở đi sẽ giảm 1 giờ chiếu sáng trong ngày/ tuần cho đến khi thời gian chiếu sáng trong ngày còn 12 giờ ổn định suốt thời kỳ sinh trưởng.
Mật độ chuồng úm, tránh cắn mổ
– Úm trên lồng trong 2 tuần đầu có thể nuôi với mật độ 50 con/m2; từ ngày thứ 5 tăng diện tích vùng quây đảm bảo mật độ nuôi khoảng 20 – 25 con/m2; để gà có thể di chuyển một cách thoải mái đến máng ăn, máng uống.
– Để tránh hiện tượng cắn mổ, bới thức ăn làm rơi vãi gây lãng phí; ta nên cắt mỏ cho gà con vào lúc gà được 10 – 21 ngày tuổi. Cắt mỏ trên của gà ở khoảng ½ từ ngoài vào; mỏ dưới chỉ đốt nóng đầu mỏ để hạn chế phát triển.
Quy trình phòng bệnh cho gà con
– Trước khi nuôi úm gà con cần phải tiêu độc khử trùng chuồng úm.
– Trong 3 ngày đầu cho uống kháng sinh phòng một số bệnh; như thương hàn, CRD, viêm rốn và E.coli. Nên hòa thuốc vào nước uống có kèm theo vitamin A, D, E; và Bcomplex nhằm tăng sức đề kháng cho gà con.
– Nếu gà con hở rốn sát trùng bằng cồn iot 0,5% hoặc dung dịch blue metylen 1%.
Nếu gà con hở rốn hoặc còn dây rốn phải cắt bỏ và sát trùng rốn bằng cồn iot 0,5 % hoặc xanh metylen 1 %. Vắc-xin phòng bệnh Marek tiêm lúc 1 ngày tuổi cho những đàn gà nuôi trên 12 tuần như gà đẻ trứng, gà giống hoặc gà nuôi thịt 14 – 16 tuần như gà nagoya, tam hoàng. phòng bệnh Newcastle, Gumboro và bệnh đậu bằng vacxin theo quy trình.
Gà thịt công nghiệp nuôi 5 – 6 tuần có thể không cần chủng. Hiện nay có nhiều loại vắc-xin phòng bệnh Gumboro và Newcastle phối hợp với một vài loại bệnh khác, cho nên tùy điều kiện thực tế mà chọn loại vắc-xin phù hợp nhất.