Chọi gà, một môn thể thao máu lửa rất được lòng nhiều người tại Việt Nam. Nó đã và đang là một nguồn giải trí tuyệt vời và là một thời gian yêu thích của hầu hết chúng ta. Những con gà chọi nhìn chung là hung dữ, khả năng duy trì cao với sức mạnh và sức chịu đựng phi thường. Để có được những điều khác biệt như sức mạnh, dáng vẻ của một chú chiến kê, sư kê cần phải biết cách chăm sóc chúng. Đặc biệt là cách ghép gà chọi trong bài viết này của chúng tôi.
Mục Lục
Quy tắc ghép gà
Đời gà con sinh ra sẽ được thừa hưởng từ gà bố 30% và gà mẹ là 70% tính trạng. Vì thế quá trình chọn lựa gà bố mẹ thực sự là cần thiết và thật cẩn thận. Có như vậy, đời con sinh ra sẽ có những ưu điểm, đặc tính tốt nhất để bắt đầu hành trình trở thành một chiến kê đẳng cấp trong tương lai. Do đó, những yêu cầu đặt ra trong suốt quá trình chọn gà bố, mẹ thường rất gắt gao. Phải đảm bảo các tiêu chí dành cho một chú gà chọi tốt nhất. Một số các tiêu chí đặt ra cho gà bố mẹ thông qua các đặc điểm sau:
Ngoại hình và sức khỏe gà trống, mái
Gà trống, mái dùng để ghép phải có sức khỏe tốt, cơ thể dẻo dai, ít bệnh tật. Sức khỏe cũng là một yếu tố hàng đầu để chọn gà bố mẹ. Vì gà bố mẹ khỏe thì đời con cũng sẽ khỏe mạnh, có lực và dễ nuôi hơn những con gà có đời bố, mẹ ốm yếu. Sức khỏe tốt thì cũng sẽ tạo điều kiện cho quá trình đúc gà diễn ra thuận lợi hơn. Và đạt được thành công tốt nhất trong cách ghép gà trống mái
Tiếp theo là đến hình dáng. Gà bố mẹ được dùng để ghép phải có hình dáng chuẩn, đẹp, không có dị tật. Và phải có một chiều cao vừa phải, xương to cứng cáp và liền mạch, chân cẳng to, chắc. Chân khô, vảy mỏng và thành dày
Chân của gà
Chân là vũ khí quan trọng đối với các chiến kê, dùng để tung ra những đòn đá hạ gục đối phương. Vâỵ nên trong cách ghép gà trống mái gà được chọn phải có chân nhỏ, thanh, móng dài, vảy khô và mỏng. Đối với gà mái mẹ thì nên chọn gà có bàn chân vuông, vảy to thì đời con cũng sẽ sở hữu được đặc tính trên.
Phong cách đá
Ghép gà thì cũng cần phải biết tới lối đá để ghép phù hợp. Đời con sẽ có được những lối đá hay và tốt nhất. Đó gọi là một kỹ thuật ghép lối giữa gà bố mẹ. Bên cạnh đó, thì cũng cần chọn ra gà bố, mẹ phải hung dữ và hiếu chiến càng tốt bấy nhiêu. Dưới đây sẽ là một kỹ thuật ghép gà trống mái hiệu quả nhất.
Màu lông
Ngoài ra, khi lựa chọn gà trống mái để ghép thì yếu tố về màu sắc của lông mã cũng khá quan trọng, nhằm xác định được các màu lông phù hợp theo quan điểm ngũ hành. Tuy nhiên, việc này còn tùy vào quan điểm của từng sư kê mà sẽ có các cách áp dụng khác nhau.Một lưu ý quan trọng khác đó chính là không được chọn gà trống mái cùng chung một đàn, chung huyết hệ nhằm ngăn chặn việc lai tạo cận huyết, dễ sinh ra những thế hệ gà con dị tật ở đời sau.
Kinh nghiệm ghép gà
Chọn được gà bố mẹ chuẩn, hiểu rõ về lối đá, cách ra đòn của từng con gà dùng để ghép. Thì sẽ bắt đầu tiến hành ghép lối cho các cặp gà bố, mẹ. Thường thì các bước trong cách ghép gà trống mái được thực hiện như sau:
- Nếu gà mái mẹ là gà dựng kiệt 2 mang thì ghép với gà trống cưa cần hoặc chui vỉa để ra gà lối
- Nếu gà mái mẹ là gà lối hoặc cưa cần thì ghép với gà trống dong dựng để tạo gà lối
- Gà mái cứng với với trống cứng hoặc quấn hai mang
- Không nên ghép 2 gà lối với nhau vì như vậy gà sẽ không chơi được
Thường thì nên cho tỷ lệ gà trống mái là 1 trống ghép 3 mái và không có quan hệ huyết thống là tốt nhất. Đặc biệt không nên cho gà cản mái nhiều, khoảng 2 – 3 hôm một lần cũng được. Đảm bảo cho việc đỡ hại gà trống mà trứng vẫn có đực.
Cách đúc cho gà
Ngoài việc chọn gà, ghép lối thì chế độ đúc cũng ảnh hưởng rất lớn đến đời con. Gà bố, mẹ có khỏe thì trứng cũng sẽ to, con cũng khỏe. Gà được chọn để ghép sẽ được quay trong một khu riêng kín, rộng rãi, thông thoáng và sạch sẽ. Nên chọn nơi có khoảng không gian rộng để cho gà đi lại lại do. Thức ăn, nước uống luôn phải đáp ứng đầy đủ.
Thức ăn của gà ghép phải có đầy đủ tinh bột như thóc, lúa, ngô, cám, gạo…1 tuần từ 1 – 2 lần bổ sung thêm các chất tanh. Như cá, giun, dế, thịt để đảm bảo chất dinh dưỡng cho gà. Ngoài ra, việc đặt ổ cũng rất quan trọng quyết định đến tỷ lệ trứng nở. Do đó, ổ gà phải vặn ổ rơm, cuộn tròn, lót êm giống như lòng chảo. Khi gà con nở ra sẽ không bị ngạt hay vẹo lườn cổ. Cạnh ổ rơm nên để nước hoặc thức ăn để gà đói có thể nhảy khỏi ổ để ăn uống. Mà không cần tự đi kiếm ăn trong thời gian quá lâu, khiến trứng bị lạnh. Ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng nở.
Cách ghép gà trống mái quan trọng nhất vẫn là khâu chọn giống gà bố, mẹ. Sau đó mới lựa chọn cách ghép đòn lối và chế độ đúc cho gà bố mẹ. Sau khi quá trình đúc gà thành công thì sẽ là các yếu tố về khẩu phần ăn và quy trình luyện tập cho gà để tạo ra chiến kê đẳng cấp xưng bá làng gà.
Các phương pháp lai tạo
Các phương pháp lai tạo gà trống mái được sử dụng phổ biến hiện nay gồm : lai pha, lai cuốn, lai bầy, lai xoay, lai dựa. Mỗi phương pháp lai tạo này đều có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó mà tùy vào điều kiện, quy mô, tỷ lệ trống mái lai tạo mà áp dụng phương pháp nào sao cho phù hợp nhất.
Trên đây, chúng tôi đã trình bày xong cách ghép gà trống mái và các yếu tố quan trọng, cần phải lưu tâm khi tiến hành ghép để có thể cho ra thế hệ gà con khỏe mạnh, đá hay, ít bệnh tật, phát triển tốt. Các sư kê có thể dựa vào những thông tin trên kết hợp với kinh nghiệm và điều kiện riêng của từng người mà áp dụng sao cho phù hợp nhất.