Gà Mía là đặc sản của Việt Nam, thịt thơm ngon. Chúng có sức đề kháng cao, phù hợp với các mô hình kinh tế trang trại. Tuy nhiên, để chăn nuôi đạt được hiệu quả kinh tế, ngoài nguồn giống, bà con cũng cần nắm chắc những kiến thức quan trọng như: hệ thống chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn; cách chăm sóc, vệ sinh, phòng bệnh; quy trình quản lý gia cầm… Chúng tôi giới thiệu đến bà con kỹ thuật chăn nuôi gà mía thả vườn qua bài viết sau đây, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục Lục
Mô hình chuồng trại
Gà Mía lai là giống lai giữa gà trống Mía và gà mái Lương Phượng, với khả năng tự kiếm ăn tốt, sức đề kháng cao, thịt thơm vị đậm ngọt, da giòn, săn chắc. Đây là giống gà được lựa chọn cho mô hình nuôi thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chọn những nơi cao ráo, thoáng mát để đặt chuồng. Nên đặt chuồng theo hướng Đông Nam hoặc hướng Đông để hứng được nắng và ánh sáng mặt trời. Nuôi gà thả vườn thì chuồng là nơi ngủ đêm và tránh ánh nắng, mật độ vườn thả gà nên ít nhất là 1 con/m2.
Sàn chuồng làm bằng tre thưa hoặc lưới, đặt cách mặt đất 0,5 m giúp chuồng khô ráo, thông thoáng và dễ vệ sinh. Đặt rào chắn xung quanh vườn và nên đặt bằng lưới B40, tre gỗ hoặc lưới nilon… tùy thuộc điều kiện nuôi của từng hộ gia đình. Ban ngày khô ráo nên thả gà ra sân vườn chơi, buổi tối ta cho gà về chuồng. Đặt rào chắn xung quanh vườn, và nên đặt bằng lưới B40, tre gỗ hoặc lưới lilon… tùy thuộc điều kiện nuôi của từng hộ gia đình. Ban ngày khô ráo nên thả gà ra sân vườn chơi, buổi tối ta cho gà về chuồng.
Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị nuôi
Lồng úm gà con: Kích thước 2 x 1 m, cao chân tầm 0,5 m đủ nuôi cho khoảng 100 con gà mía lai giống. Sưởi ấm cho gà mía lai bằng đèn (2 bóng khoảng 75 W dùng cho 100 con gà).
Máng ăn: Khi gà mía lai 1 – 3 ngày tuổi,có thể cho ăn cám tấm trên tấm giấy lót trong lồng úm. Khi gà mía lai 4 – 14 ngày tuổi, cho ăn bằng máng ăn của gà con. Khi gà mía lai trên 15 ngày cho ăn kiểu máng treo.
Máng uống: Treo hoặc đặt xen kẽ các máng ăn và máng uống ở trong vườn. Nên thay nước sạch uống cho gà 2 – 3 lần/ngày.
Bể tắm cát và máng cát sỏi: Gà mía lai rất thích tắm cát. Đối với gà mía lai nuôi chăn thả nên xây bể chứa cát, tro bếp và tạo điểm sinh hoạt cho gà mía lai tắm. Kích thước bể tắm nên xây rộng 1 m, dài 2 m, cao 0,3 m đủ diện tích chứa khoảng 40 con. Đặt vài máng cát, đá hoặc sỏi nhỏ xung quanh nơi chăn thả gà để gà ăn, giúp cho gà tiêu hóa thức ăn được tốt hơn.
Dàn đậu cho gà: Gà mía lai có tập tính thích ngủ ở trên cao vào ban đêm để tránh các kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân của chúng, hơn nữa là tránh nhiễm bệnh. Do đó, nên tạo một số dàn đậu ngủ trong chuồng. Dàn đậu nên làm bằng tre, gỗ, không nên làm bằng các vật liệu có tính chất trơn, tròn. Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5 m và cách nhau 0,3 – 0,4 m để giúp gà tránh mổ nhau.
Phương pháp chọn con giống
Gà mía lai có lông màu vàng đậm xen lẫn màu đen ở cánh, đuôi, đầu và chân nhỏ, da mỏ và chân có màu vàng, mào cờ. Mình ngắn, đùi to và thô, mắt sâu, chân có 3 hàng vảy, sắc lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu xám hoặc vàng. Là loại ít bị pha tạp so các giống gà nội khác. Có tốc độ mọc lông chậm, khi gà được 3 tháng có tỷ lệ nuôi sống đạt 96%, trọng lượng có thể đạt 1,9 kg/con.
Mua giống ở những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng, được cấp phép sản xuất, có lý lịch con giống, đã được tiêm phòng vaccine theo quy định và được cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển nếu ngoại tỉnh. Trong chăn nuôi gà thịt thả vườn nên áp dụng phương thức nuôi “cùng vào cùng ra”. Đưa gà vào nuôi cùng một lứa và xuất ra cùng đợt để có điều kiện trống chuồng và cách ly cắt đứt nguồn bệnh. Thời gian để trống chuồng tối thiểu 15 ngày. Con giống nhập về nếu trong khu chăn nuôi có gà đang nuôi thì phải nuôi tại chuồng nuôi cách ly ít nhất 2 tuần để theo dõi, đảm bảo an toàn mới đưa vào chuồng nuôi chính.
Chế độ dinh dưỡng
Không cho gà ăn thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc. Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và vitamin. Đối với gà thả vườn, vấn đề khoáng và vitamin không quan trọng bằng gà nuôi nhốt, vì chúng sẽ tự tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể.
Sau giai đoạn úm có thể cho ăn thêm rau xanh. Nếu nuôi hoàn toàn bằng thức ăn chế biến, có thể chọn cám công nghiệp theo từng giai đoạn. Giai đoạn cho gà thịt, lượng thức ăn sử dụng trong giai đoạn này cần phải tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại rau xanh, chất đạm để vật nuôi lớn nhanh, chắc xương hơn. Tăng thêm lượng nước uống mỗi ngày để đảm bảo gà có đủ nước uống. Tùy theo từng mùa mà lượng nước bổ sung cho gà cũng sẽ khác nhau. Để điều chỉnh lượng nước, có thể căn cứ vào nhiệt độ của môi trường.
Phương pháp phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh là vấn đề là công tác chủ yếu, đảm bảo “Ăn sạch, ở sạch, uống sạch”. Nền chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ. Không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả. Dọn dẹp rìa xung quanh như bụi rậm, không đặt chuồng tại vị trí ẩm mốc, ướt hoặc nước đọng. Quanh khu vực chăn nuôi gà cần dùng chất sát trùng theo đúng chỉ định của bác sĩ thú y. Máng uống nước, máng ăn phải vệ sinh sạch sẽ. Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine tùy theo từng địa phương.
Ngoài ra, nuôi gà Mía sạch an toàn sinh học, bà con dùng thêm nước tỏi pha loãng cho gà định kỳ 2 – 3 ngày/lần. Đây là biệt pháp đơn giản, hiệu quả tiêu diệt virus cúm gia cầm. Dùng 2 – 3 củ tỏi đập dập, để nguyên khoảng 20 – 30 phút. Tiếp đến, cho vào 10 – 15ml nước đánh tan đều cho gà uống. Bỏ phần bã ra ngoài chuồng.