Cá lăng là một trong những loại cá được nuôi rất nhiều tại nước ta. Không chỉ bởi vì chất lượng của cá mà còn có giá thành bán ra cao và ổn định. Điều này kéo theo nhu cầu tìm hiểu về mô hình nuôi cá lăng của bà con nông dân. Trong bài viết này, luichis.com sẽ giới thiệu đến bà con mô hình nuôi cá lăng trong lồng bè tại Hồ Thủy điện Tuyên Quang với số lượng cá giống thả ra là 2.000 con. Mời bà con cùng tham khảo và áp dụng ngay các bạn nhé!
Mục Lục
Đặc tính sinh học của cá lăng
Cá lăng sinh sống ở các vùng nước ngọt và cả các vùng nước lợ. Chúng có lớp da trơn, đen bóng, đầu dẹp, hai bên miệng có hai râu dài. Chúng ăn các loài tôm, cua, ốc nhỏ. Mùa sinh sản thường từ tháng 8 – 9, cá mẹ đẻ khoảng 10.000 trứng/lần.
Đặc điểm môi trường sống
Cá Lăng thường sinh sống ở các vùng nước ngọt hoặc nước lợ nhạt như ao hồ, sông, suối. Cá lăng thường sống ở phía dưới tầng đáy, khu vực nhiều bùn nhiều phù sa, nước chảy chậm. Cá lăng là loài cá ăn tạp; thức ăn của chúng thường là côn trùng sống ở trên mặt nước, các loại ấu trùng trong nước, tôm, cua và cá nhỏ.
Đặc điểm sinh sản
Cá Lăng là dòng đẻ trứng và thường đẻ vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 âm lịch hàng năm. Cá năng cái khi đến mùa sinh sản sẽ tìm đến các khu vực rừng ngập nước để đẻ trứng. Trứng sau khi đẻ chỉ khoảng 3 ngày sau sẽ nở thành cá con, chúng sẽ tiếp tục phát triển ở khu vực đầm lầy đến khoảng tháng 11 hoặc 12 âm lịch mới bơi trở về sông.
Mô hình nuôi cá lăng trong lồng bè tại Tuyên Quang
Nhằm khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản, năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) phối hợp với Trung tâm Thủy sản, UBND thị trấn Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) tổ chức thực hiện mô hình nuôi cá lăng trong lồng bè tại Hồ Thủy điện Tuyên Quang với quy mô 200 m2. Số lượng cá giống thả 2.000 con, có 2 hộ gia đình tham gia.
Để mô hình đạt hiệu quả, Trung tâm Thủy sản đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với địa phương lựa chọn hộ nuôi và trực tiếp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc chuẩn bị lồng nuôi, thả giống, quản lý và chăm sóc, phòng trị bệnh cho cá. Các hộ tham gia được Nhà nước hỗ trợ 100% con giống, 50% thức ăn.
Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, tỷ lệ sống của cá đạt trên 80%, cỡ cá đạt được từ 1,4 – 1,5 kg/con. Ông Vũ Đình Thường, tổ 3, thị trấn Na Hang – hộ tham gia mô hình cho biết: Đến thời điểm này, trung bình mỗi con cá đạt gần 1,5 kg, sản lượng đạt trên 1,2 tấn, với giá bán cá thương phẩm trên thị trường dao động từ 100.000 – 110.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí có lãi trên 32 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá lăng đem lại hiệu quả kinh tế cao
Theo đánh giá của các hộ tham gia mô hình, nuôi cá lăng trong lồng bè đã và đang mở ra một hướng đi mới cho người nông dân nơi đây. Tuy nhiên, để mở rộng mô hình phải chủ động sản xuất được con giống tại chỗ; đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Đe, lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Đồng thời phát triển được nguồn lợi thuỷ sản, đảm bảo được yếu tố môi sinh, môi trường.
Tại huyện Na Hang đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn triển khai nhiều dự án nuôi trồng thủy sản trong hồ thủy điện Tuyên Quang. UBND huyện tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện quy chế quản lý khai thác; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; đảm bảo nguồn lợi thủy sản ngày càng dồi dào.
Phát triển thêm mô hình trong tương lai
Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, UBND huyện đã phối hợp với Tổng cục Thủy sản triển khai điểm thả cá giống bổ sung xuống hồ thủy điện Tuyên Quang. Cụ thể: 2013 thả 17.900 con với 7 loài cá; năm 2014 tiến hành thả 48.500 con cá giống với 5 loài cá và ngày 12.10.2015 thả gần 67.000 con cá giống với các loại cá gồm: Chép, mè hoa, Anh Vũ, dầm xanh, bỗng, trôi. Trong đó, Công ty TNHH Long Giang và hộ gia đình chị Trương Thị Hoài Linh đã chung tay ủng hộ 32.760 con cá trôi giống.
Hiện vùng nuôi cá lồng của Công ty TNHH Long Giang tại hồ thủy điện Tuyên Quang là khu vực nuôi cá lồng có quy mô hiện đại; đầu tư hệ thống hạ tầng trên 2 tỉ đồng; với 40 lồng cá, mỗi lồng có kích thước 100m2; nuôi 2 loại cá gồm cá quả, cá lăng.
Nhờ tuân thủ chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật, đảm bảo sự an toàn và tốc độ tăng trưởng, nên cá sinh trưởng và phát triển tốt. Mỗi lồng cá hiện đang nuôi từ 2.500 – 3.000 con. Sau 6 – 8 tháng nuôi là có thể thu hoạch cá quả, hơn 1 năm thu hoạch cá lăng. Nếu chăm sóc tốt, đúng quy trình kỹ thuật khi bán, trừ các khoản chi phí có thể thu lãi 20 – 30% trên tổng doanh thu.