Thịt cút là món ăn chứa lượng lớn protein, chiếm đến 24%. Vượt trội so với các món như thịt cừu, bò, gà, vịt, lợn…trong khi hàm lượng chất béo rất thấp. Vậy nên trong những năm trở lại đây, rất nhiều hộ dân bắt đầu tư vào mô hình nuôi này. Đặc điểm của việc nuôi chim cút thịt là thời gian nuôi ngắn, cút sinh trưởng, phát triển nhanh. Bên cạnh đó, đây cũng là loài có sức đề kháng rất tốt, không tốn nhiều chi phí cho công tác thú y. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết ‘Kinh nghiệm nuôi chim cút thịt đạt hiệu quả kinh tế cao’.
Mục Lục
Giá trị dinh dưỡng của thịt chim cút
Thịt chim cút là một trong những thực phẩm chứa lượng protein tốt cho cơ thể. Tỉ lệ tiêu hóa rất cao, trong khi hàm lượng chất béo thấp. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng protein trong thịt chim cút có khoảng 24%. Nhiều hơn hẳn so với nhóm thịt bò, thỏ, cừu, lợn, gà, vịt, ngỗng và các loại thịt khác. Bên cạnh đó, protein trong thịt chim cút gồm nhiều axit amin thiết yếu. Rất cần cho cơ thể con người. Hàm lượng chất béo của thịt chim cút chỉ ở mức 0,3%, thấp hơn các loại thịt động vật khác. Và là thức ăn lý tưởng cho con người. Trứng chim cút theo YHCT gọi là “nhân sâm động vật” vì rất giàu protein.
Sự khác biệt của thịt chim cút là nằm ở chỗ. Không chỉ chứa hàm lượng protein cao mà khả năng hấp thụ. Tiêu hóa vào cơ thể cũng rất cao. Cùng với đó là hàm lượng chất béo thấp hơn. So với nhóm thịt khác nên được xem là thực phẩm động vật phù hợp nhất cho sức khỏe. Hơn nữa, thịt chim cút có chứa sắt, canxi, đồng và các yếu tố vi lượng khác, kèm theo sự phong phú về các loại vitamin. Không chỉ vậy, thịt chim cút cũng rất giàu axit pantothenic, có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa rụng tóc, giảm các triệu chứng tóc bạc và hư hỏng tóc.
Phương pháp nuôi chim cút mới nở
Cút non sau khi nở sẽ được thả ngay vào lồng úm và sưởi để duy trì thân nhiệt. Tuần đầu tiên giữ cho lồng úm ở 340C và cứ mỗi tuần giảm 30C cho đến tuần thứ 4. Mật độ úm cũng giảm dần theo thời gian, tuần đầu là 200 con/m2 và mỗi tuần giảm 50 con cho đến tuần thứ 4. Trong giai đoạn này, chim chưa chủ động tìm nguồn thức ăn và kích thước chim còn nhỏ nên phải đặt máng thức ăn và nước uống phía bên trong chuồng.
Bà con có thể trộn hỗn hợp bắp – lúa – cám viên theo tỉ lệ 2-2-1 để làm thức ăn chính. Ngoài ra, chim non rất cần bổ sung các vitamin để tăng cường sức đề kháng, bà con có thể trộn khoáng Premix vào thức ăn hoặc pha vào nước uống. Máng thức ăn và nước uống được đặt quanh lồng để đảm bảo tất cả cá thể đều có thức ăn. Máng được làm bằng vật liệu dẻo mềm, kích thước 50x5x5cm hoặc ngắn hơn. Mỗi chim non ăn hết khoảng 10 – 15g thức ăn/ngày và uống khoảng 30ml nước.
Phương pháp nuôi chim cút thịt
Từ ngày thứ 25 sau khi nở, những cá thể được dự đoán không có khả năng sinh sản tốt sẽ được tách sang chế độ nuôi thịt. Lúc này chim cút được cho ăn tự do cả ngày đêm để vỗ béo và xuất chuồng khi được 45 ngày tuổi. Mật độ nuôi cút thịt khoảng 60 con/m2. Chế độ dinh dưỡng của cút thịt cần bổ sung tinh bột để tăng trọng nhanh, công thức trộn thức ăn là 4 bắp – 1 lúa – 1 cám. Ngoài ra vẫn phải bổ sung vitamin và khoáng chất cho đàn.
Phòng ngừa bệnh tật cho chim cút
Chim cút là loài có sức đề kháng rất mạnh. Tuy nhiên việc phòng ngừa bệnh cho đàn chim phải được thực hiện đầy đủ và đều đặn. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, giữ cho chuồng nuôi ấm nhưng thoáng. Hạn chế cho đàn tiếp xúc với cá thể chim lạ.
Hiệu quả kinh tế rất cao
Nuôi chim cút sinh sản là mô hình kinh tế mang lại hiệu quả rất cao. Chim cút rất dễ nuôi và có thể thích nghi với mọi điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Nuôi chim cút đẻ trứng có thể khai thác được song song nguồn thịt và trứng với giá trị thương phẩm khá ổn định:
- Chim thịt trống 5,000/con (12 – 15 con/kg)
- Chim mái non 8,000/con (9-11 con/kg)
- Chim mái già 15,000/con (6-8 con/kg)
- Trứng chim: 3000 – 4000/ chục
Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bà con để có cái nhìn mới về mô hình kinh tế “làm chơi, ăn thật” này!