Thịt bồ câu rất ngon và bổ. Khi bồ câu bắt đầu ra giàng (28 ngày tuổi), thịt của chim bồ câu chứa tới 3% lipit và 17.5% protein. Tuy nhiên, bồ câu ta chỉ nặng khoảng 300-400g/con, mỗi năm loài chim này đẻ 6 tới 7 lứa, năng suất thịt còn khá thấp. Hiện nay, có rất nhiều giống chim bồ câu ngoại được sàng lọc, cho năng suất thịt cao, trong đó có giống chim mới đó là bồ câu Pháp. Nuôi bồ câu Pháp được xem là mô hình chăn nuôi thích hợp với diện tích nhỏ. Giống chim này được nuôi nhiều hiện nay có 2 dòng, đó là dòng Titan và dòng Mimas.
Mục Lục
Tìm hiểu về giống chim bồ câu Pháp
Bồ câu Pháp được lựa chọn nhiều nhất bởi đây là giống chuyên thịt nổi tiếng; trọng lượng lớn hơn giống chim truyền thống của Việt Nam. Mỗi năm một cặp có thể đẻ 8-9 lứa, trọng lượng chim ra ràng (28 ngày tuổi) đạt 530-580g/con. Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.
Cách nhận biết 2 dòng chim bồ câu này như sau:
Dòng chim bồ câu Pháp Mimas còn gọi dòng bồ câu “siêu lợi”. Con giống có đặc điểm hình thái là vai nở, chân ngắn, chân đỏ hồng, lông màu trắng đồng nhất. Chim mới nở đạt khối lượng trung bình 16 gram/con, 28 ngày tuổi nặng 582 – 585 gram, 6 tháng tuổi đạt 653 gram, 1 năm tuổi đạt 690 gram/con. Khả năng sản xuất của 1 cặp chim bố mẹ trong 1 năm được 16 – 17 chim non Khoảng cách trung bình giữa 2 lứa đẻ là 35 – 40 ngày.
Dòng chim bồ câu Pháp Titan còn gọi là dòng bồ câu “siêu nặng”. Con giống có đặc điểm hình thái chân ngắn, vai nở. Màu sắc lông đa dạng (trắng, đốm, xám, nâu), trong đó, màu xám chiếm 20%, trắng chiếm 12%, nâu 12% và đốm (4%). Chim mới nở có khối lượng trung bình 17 gram/con; 28 ngày tuổi nặng 647gram, 6 tháng tuổi đạt 677gram, 1 năm tuổi đạt 695gram. Khả năng sản xuất của 1 cặp chim bố mẹ trong 1 năm được 12 – 13 chim non. Thời gian trung bình giữa 2 lứa đẻ từ 40 ngày trở lên.
Kỹ thuật chăn nuôi
Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu như chim khỏe mạnh; lông mượt, lanh lợi, không có bệnh tật và dị tật. Chuồng nuôi chim bồ câu Pháp nhất định phải lưu ý tới ánh sáng phải đủ; khô ráo và sạch sẽ. Xây chuồng cao vừa phải, quây kín, tránh gió lùa, mưa tạt… Hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.
Muốn chim đẻ đều, tỷ lệ nở cao, con khỏe, nuôi chóng lớn thì cần cho chim ăn đầy đủ; nhất là cám tổng hợp. Để nâng cao năng suất sinh sản của bồ câu, người nuôi phải chú ý soi xem trứng có phôi không để chim ấp, tránh lãng phí thời gian ấp không có phôi. Với những cặp chim khéo nuôi có thể ghép chim non. Để phòng tránh dịch bệnh ch chim bồ câu, nên định kỳ vào vắc xin và tẩy giun.
Nếu muốn tham khảo những bài viết hay và bổ ích khác về chăn nuôi gia cầm hãy truy cập vào: luichis.com nhé!