Gà chọi chiến thì ai nuôi gà chọn cũng muốn sở hữu. Bởi những chú gà này được trả giá rất cao trên thị trường. Lợi nhuận mang lại cũng rất khả quan cho người nuôi. Kỹ thuật nuôi rất cần quan tâm đến dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho chúng. Với những con gà này người nuôi cần dành khá nhiều thời gian và rèn luyện kỹ thuật quá trình hết sức công phu. Trong đó kỹ năng tỉa lông gà và vần gà khá là quan trọng cho những chú gà chiến thẩm mỹ và có kỹ năng chiến đấu tốt.
Mục Lục
Gà chọi chiến
Điều dễ thấy là việc nuôi gà chọi chiến rất công phu với chế độ ăn và chế độ vần gà. Đầu tiên trước khi nuôi gà chọi chiến là bạn phải chọn được giống gà chọi tốt và phù hợp với mình. Để nuôi được một con gà chọi chiến hay cần rất nhiều công phu. Bạn phải đảm bảo cho con gà nòi của mình luôn khỏe mạnh và có kế hoạch vần vỗ riêng.
Giống gà chọi rất thông minh và mỗi con có tính cách riêng. Điều căn bản của việc nuôi gà chiến tốt là bạn phải hiểu được con gà của mình. Phải biết nó thích và ghét gì. Từ đó bạn tìm cách tác động để hướng con gà luyện tập theo mong muốn của mình.
Kỹ thuật trong chế độ dinh dưỡng
Tuyệt đối không cho gà chọi ăn uống linh tinh. Thức ăn chủ yếu là ngũ cốc (thóc, ngô), cho ăn thóc tẻ sẽ tốt hơn. Vì ngô có thành phần chất béo cao hơn thóc sẽ làm cho gà tích mỡ. Mỗi lần cho ăn chừng 3/4 diều. Cách 2 ngày ta bổ sung thêm mồi hoặc rau quả vào buổi trưa.
Tùy vào thể trạng con gà, cho ăn làm sao tới bữa kế tiếp sờ tay vào bầu diều ta thấy gà đã tiêu hóa hết. Nhờ chế độ cho ăn hợp lý, gà phát triển bình thường. Không gầy, không béo tích mỡ để có thể lực tốt nhất. Muốn có một chú gà chọi hay đòi hỏi người nuôi phải đầu tư thời gian. Bởi việc cho gà ăn đúng chế độ tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ chút nào.
Đối với gà vào chế độ chiến, ngoài việc cho ăn đúng kỹ thuật còn phải tiến hành vần vỗ, om bóp thường xuyên. Giúp gà đạt thể lực và sức chịu đòn tốt nhất.
Tỉa lông gà sao cho đẹp?
Đối với những loại gà có nhiều lông và cần tỉa thì các bạn có thể tỉa như sau:
Lông đầu thường được tỉa và hớt sát để các sư kê dễ bề mổ xẻ hút máu bầm và khâu vá. Ngoài ra, sự tỉa hớt cũng giúp cho gà không bị gà đối phương núm lông để đá.
Lông ở cổ và đùi gà nòi thường được hớt để vô nghệ và thuốc cho da gà dày dạn chịu được những cú đá hay cào (bằng móng) của gà đối phương vào những phần dễ bị trúng đòn như cổ, đầu, đùi và ngực, gà còn được tắm nghệ để teo mỡ.
Lông tơ mọc dưới cánh bên trong nách gà và hai phía bên hông cũng như dưới bụng gà cũng cần tỉa hớt. Khi ra trận gà được hớt lông tơ mềm. Để sư kê dễ dàng trong lúc lau rửa làm gà mát gà. Hơn nữa sẽ không làm gà thấm nước vào lông khó bay nhảy trong lúc thi đấu. Lông ngực thường được giữ nguyên không cắt tỉa.
Kỹ thuật vần gà chọi chiến
Lần đầu bạn nên cho gà đá đòn khoảng 2 – 3 phút.
Lần 2 nâng lên 5 phút.
Lần 3 bạn nên bịt mỏ đẩy hơi (sổ gà) bạn nên cho gà vần hơi khoảng 15 phút và 2 phút mở mỏ.
Lần 3 bạn tăng lên khoảng 40 phút và cũng cho 2 – 3 phút đòn.
Cứ như vậy tăng dần tùy thuộc vào sức khỏe và gân cốt của gà mà cho gà đánh.
Nhưng bạn chú ý khi đá gà song nên lau rửa sạch sẽ. Và nên xoa bóp cho gà mọi lúc bạn rảnh, xoa cần, hông, đùi gà, phần đầu cánh. Nhớ là phun nước chè rồi xoa. Có thể xoa cả rượu trắng cũng được rồi cho gà phơi nắng khoảng 2 tiếng đồng hồ. Mỗi lần gà chọi đi chọi về nên cho nghỉ 10 ngày cho lần 1, 2. 15 ngày cho lần 3, 4. Càng vần khuya càng cho gà nghỉ nhiều. Thời gian kỳ vần trước cách kỳ vần sau cũng dựa vào sức khỏe của gà.
Kỹ thuật chăm sóc gà chọi chiến sau khi đá về
Đầu tiên, phải dùng khăn mềm sạch sẽ nhúng qua nước ấm để lau sạch hết máu, đất cát, bụi bẩn dính trên thân gà. Lấy một chiếc lông gà sạch mang nhúng vào trong nước lạnh. Sau đó dùng tay để mở miệng gà ra rồi lùa lông gà vào sâu trong cổ họng của chúng từ từ. Điều này sẽ giúp lấy ra hết những chất bẩn và đờm có trong cổ gà. Thực hiện liên tục vài lần cho tới khi sạch chất bẩn và đờm.
Sau đó cho gà ăn ít cơm mồi nhỏ. Lấy một ít rượu đổ vào lòng bàn tay rồi bắt đầu xoa bóp cho gà. Để mau lành những vết bầm tím trên thân. Không được để rượu tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của gà. Sẽ khiến gà bị xót và khó chịu.
Nuôi gà chọi chiến sau khi đá trở về thì ngoài thức ăn cần bổ sung thêm viên tiêu kén gà chọi EN 150. Tùy vào mức độ tổn thương và tình trạng của gà. Thuốc sẽ giúp giảm đau, chống sưng phù nề cho gà chọi. Ngoài ra cần bổ sung thêm cho chiến kê thuốc B1 để tăng cường sức dẻo dai của gà. Tuy nhiên cần lưu ý không được cho gà uống quá 2 viên. Vì sẽ gây ra tác dụng phụ không tốt.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho gà và cho chúng ăn uống đầy đủ thì bạn cần cho gà đi nghỉ ngơi để hồi sức. Sưởi ấm cho gà tránh tình trạng gà sẽ bị nhiễm lạnh.
Sang ngày hôm sau, tiếp tục dùng nước ấm để lau rửa cho gà nhẹ nhàng. Đồng thời xoa bóp rượu để cho các vết bầm tím mau lành. Người nuôi cũng phải liên tục theo dõi biểu hiện của gà. Nhằm phát hiện ra tình trạng bất thường nếu xảy ra thì mới ngăn chặn được hậu quả kịp thời.