Tỉnh Quảng Nam hiện tại có khoảng hơn 8.000 ha mặt nước sử dụng trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản, trong đó có khoảng 3.000 ha được sử dụng để nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ. Đặc biệt mới đây, tỉnh này còn phát triển thêm mô hình nuôi cá chim vây trong lồng bè trên sông với nhiều triển vọng phát triển. Hỗ trợ phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân. Hãy cùng luichis.com khám phá ngay qua bài viết bên dưới các bạn nhé!
Mục Lục
Đặc điểm của cá chim vây vàng
Cá chim trắng vây vàng có màu ánh bạc, thân dẹp, đầu tròn, mõm tù. Chiều dài hàm trên đạt đến một điểm nằm dưới mắt. Răng hàm mịn. Toàn thân (trừ đầu) phủ vảy nhỏ. Vây lưng thứ nhất có 1 gai cứng (khó thấy ở cá trưởng thành) chia vế trước và 6 gai phụ; vây lưng thứ nhì có 1 gai cứng và 18-20 tia mềm. Vây ngực ngắn. Vây hậu môn có 2 gai tách riêng, sau đó là 1 gai cứng kèm theo 16-17 tia mềm. Cá chim trắng vây vàng nuôi bán trên thị trường thường có màu vàng (kim loại).
Cá chim trắng vây vàng sống tự nhiên nơi biển có lưng màu lam-đen. Hai bên thân màu bạc: hai vùng màu được phân cách bằng một đuờng mờ màu cam-hồng. Thùy lưng và vùng đáy của các vây màu hơi xám. Phần còn lại của vây màu vàng, vây hậu môn cũng màu vàng, thùy màu cam/đỏ. Kích thước: tối đa 110cm, trung bình 40cm. Trọng lượng lớn nhất được công bố là 3.4 kg.
Quảng Nam: Triển vọng mô hình nuôi cá chim vây vàng lồng bè trên sông
Năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá chim vây vàng tại xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Mô hình nuôi cá chim vây vàng bằng lồng bè được thực hiện với quy mô 150 m3, số giống thả 6.000 con, mật độ cá thả nuôi ban đầu 40 con/m3, thời gian thực hiện 6 tháng. Khi tham gia mô hình các hộ dân được Nhà nước hỗ trợ 70% con giống; 70% chi phí thức ăn và men tiêu hóa cho cá; đối ứng 30% con giống, thức ăn và men tiêu hóa còn lại.
Cá chim vây vàng là giống cá hoàn toàn mới đối với bà con nông dân tại điểm trình diễn nên ban đầu chuyển giao kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn do các hộ dân thiếu mạnh dạn đầu tư đối ứng và không có kinh nghiệm với đối tượng giống mới. Nắm được những khó khăn đó, với kinh nghiệm chuyển giao kỹ thuật, cán bộ chỉ đạo mô hình đã khéo léo vận động các hộ dân nhiệt tình tham gia xây dựng điểm trình diễn.
Mô hình bước đầu đã làm thay đổi nhận thức của bà con ngư dân về phương thức nuôi cá có áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Nuôi cá theo hướng thực phẩm an toàn có sự quản lý, giám sát sức khỏe thủy sản, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cách ly với mầm bệnh hạn chế những rủi ro do dịch bệnh gây ra.
Kết quả sau khi triển khai mô hình
Sau hơn 5 tháng nuôi cho thấy, cá đạt trọng lượng 500 g/con, tỷ lệ sống trung bình trên 80%. So với một số loại cá nước lợ khác như hồng mỹ, chẽm, mú,… thì cá chim vây vàng cho lợi nhuận cao hơn hẳn. Trong khi nhiều loại cá khác phải đạt trọng lượng 1 kg trở lên mới cho thịt ngon và bán được giá, thì cá chim vây vàng chỉ cần nặng trên 300g là có thể bán tỉa, chất lượng thịt vẫn đảm bảo. Hiện nay, giá bán giao động từ 130.000-150.000 nghìn đồng/kg.
Có thể nói rằng việc nuôi thành công cá chim vây vàng lồng bè sẽ mở ra triển vọng mới trong nuôi cá nước mặn, lợ. Làm đa dạng đối tượng nuôi, hướng tới phát triển bền vững. Hạn chế dịch bệnh, tạo sản phẩm sạch. Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu góp phần tạo công ăn việc làm; tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà.