Chăn nuôi gà tây ở nước ta đang là một trong số những mô hình được quan tâm và ngày càng phổ biến. Bởi loại gà này cho chất lượng thịt rất tốt so với những loại gà thông thường. Chúng ta đặt biệt thường thấy sự xuất hiện của món gà tây ở những nước khu vực Châu Mỹ trong các dịp lễ quan trọng như là ngày giáng sinh, đầu năm mới hay các bữa tiệc họp mặt gia đình. Khi về Việt Nam loại gà tây này thường được nuôi dưới dạng chăn thả vườn là chính. Nhưng tuy nhiên khi muốn nuôi chúng ta cũng nên quan tâm đến xây dựng chuồng nuôi gà tây bởi đó sẽ là nơi cho chúng ngủ vào ban đêm, tránh những trường hợp sức khỏe bị tác động bởi thời tiết hay khí hậu.
Làm chuồng nuôi gà tây cần quan tâm những gì? Cùng luichis.com đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Lựa chọn đất làm chuồng nuôi gà tây
Đất làm chuồng là một yếu tố rất quan trọng. Bởi yếu tố này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến tập tính, cũng như sinh hoạt hàng ngày của các chú gà tây. Gà tây có tập tính giống với gà ta. Chúng thích ở nơi cao ráo, không ẩm ướt và không ở gần ao hồ. Vì vậy, khi làm chuồng cho gà tây còn chú ý ở vị trí đất khô, cao ráo. Quanh chuồng nên có sẵn cây có nhiều bóng râm mát mẻ. Nếu có bãi cỏ rộng để làm nơi chăn thả lại càng thích hợp với giống gà thích ăn cỏ này.
Vì vậy, nếu mảnh đất của bạn màu mỡ lại càng hay. Vì nhờ đó cỏ cây mới mọc được tươi tốt quanh năm. Đây cũng là nơi sinh sống tốt của các loại côn trùng như trùn, dế, cào cào, mối gián cùng nhiều thứ sâu bọ khác. Chúng chính là nguồn thức ăn nhiều đạm cho những chú gà Tây. Nếu thả ra vườn, kiếm được thức ăn no đủ thì tối về chuồng dù có bữa ăn bổ sung, gà tây cũng chỉ ăn được một ít mà thôi.

Lựa chọn hướng đặt chuồng
Một yếu tố khác cũng quan trọng không kém, đó chính là chọn hướng đặt chuồng. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe gà tây nên bạn cần cân nhắc và tính kỹ để chọn chọn hướng chuồng sao cho thích hợp. Nhiều người sẽ không tin và cho rằng chọn hướng chuồng là điều không cần thiết. Vì tin rằng dù có hại đi nữa, thì sức chịu đựng của loài vật cũng mạnh hơn người. Vậy nên chúng “lướt” qua được hết, không chút ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của chúng.
Điều này là sai. Bởi nếu hướng chuồng không tốt, quay về hướng không thích hợp thì sẽ dẫn đến khí hậu không tốt sẽ bay vào chuồng và ảnh hưởng đến sức khỏe của gà tây. Nếu trong chuồng bị bao trùm với không khí oi bức ngột ngạt, hoặc do mưa gió lạnh thường xuyên thổi thốc vào thì gà dễ bị bệnh, bị chết.
Hướng nên và không nên đặt chuồng gà tây
Chuồng gà nên quay về hướng Đông để mỗi ngày được đón nhận ánh nắng ban mai, ấm áp và mát mẻ chiếu thẳng vào. Nhờ đó mà không khí trong chuồng được thông thoáng. Và ánh ban mai chứa nhiều tia cực tím giúp tiêu diệt các loại vi trùng, vi khuẩn ẩn nấp trong chuồng. Sẽ giúp cơ thể gà nhận được một lượng vitamin D3 giúp khung xương chắc chắn hơn, giúp gà tây sống mạnh khỏe và sinh trưởng tốt.
Còn nếu chuồng gà quay về hướng Nam, trong ngày sẽ đón nhận được luồng gió mát mẻ từ hướng Nam thổi đến. Dù trong những ngày hè nóng nực không khí trong chuồng cũng không bị oi, có lợi cho sức khỏe của gà. Đây là 2 hướng nên đặt chuồng gà.
Đặc biệt, cửa chuồng nuôi gà tây không nên quay về các hướng Tây và Bắc. Nếu cửa chuồng quay về hướng Tây thì chiều nào cũng bị nắng quái chiếu thẳng vào. Nắng chiều được coi là nắng độc, chỉ làm cho chuồng nóng hầm hập. Hướng này cũng bị mưa to gió lớn tạt thẳng vào khiến chuồng bị ướt át, lạnh lẽo. Gây nên nhiều bất lợi cho sức khoẻ của vật nuôi.
Còn nếu quay về hướng Bắc lại càng nguy hại hơn. Bởi vì sẽ hứng trọn luồng gió lạnh từ phương Bắc thổi vào. Lúc này gà sẽ bị nhiễm lạnh, dễ bị đường hô hấp khó chữa trị.

Chọn nền đất phù hợp khi nuôi gà tây
Nuôi gà tây ít ai nuôi chúng dưới nền đất mà là nuôi trên sàn. Bởi vì tập tính của gà tây là thích ngủ nơi cao ráo. Mà dù nuôi theo cách nào thì nền chuồng cũng phải cao, không bị úng ngập và cũng không nên để nước tù đọng trong mùa mưa mới tốt cho gà. Dù vậy, quanh nền chuồng cũng nên tạo nhiều mương rãnh để việc thoát nước được dễ dàng.
Nền chuồng mà ẩm thấp quá sẽ có hại nhiều đến sức khoẻ của gà. Vì đây là nơi sinh sống lý tưởng của các loại địch hại như vi trùng, vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho gà. Đồng thời lại gây trở ngại cho việc giữ vệ sinh khu vực nuôi.
Nếu nuôi gà tây trên nền đất thì tốt nhất nên tráng nền bằng xi măng, hay lót đan, hoặc lót gạch tàu. Cách này vừa sạch sẽ lại vừa dễ quét dọn tránh cho gà khỏi bị lạnh khi nằm ngủ trên đất. Ta nên dùng rơm khô sạch lót trên nền chuồng một lớp dày chừng mười lăm phân để gà nằm được êm và ấm áp. Còn nếu nuôi gà tây trên sàn thì nền chuồng nếu không tráng xi măng, lót đan hay lót gạch, cũng nên nện đất cho kỹ. Bên trên trải lớp trấu mỏng để phân nước thải của gà không thấm xuống nền chuồng.
Những lưu ý khi chọn kiểu chuồng nuôi gà tây
Kiểu chuồng nuôi gà tây cũng giống như kiểu chuồng nuôi các loại gà khác. Nhưng nên làm chuồng cao hơn, rộng hơi để phù hợp với thân xác to cao của gà tây. Chuồng cần phải rộng rãi, chắc chắn và mát mẻ. Nếu chuồng thông thoáng và sạch sẽ lại càng tốt. Bởi một con gà tây trưởng thành chỉ cần một khoảng diện tích sàn chuồng độ 6 tấc vuông để ngủ.
Dù lựa chọn vật liệu như thế nào, thì chuồng gà tây phải được thông thoáng mát mẻ. Và đồng thời cũng giữ được sự ấm áp tránh được mưa hắt, gió lạnh tạt vào. Muốn được vậy, sàn chuồng phải đủ rộng. Mật độ gà nuôi cũng không nên quá dày khiến chúng không có không khí để thở. Không những thế, mái chuồng cũng nên cơi cao lên. Chung quanh chuồng cần có vách bao che kín đáo để ngăn ngừa gió lạnh lọt vào. Phía hai bên vách chuồng nên trổ nhiều cửa sổ để ban ngày mở ra cho thông thoáng, ban đêm đóng kín lại để che chắn gió.
Đặc biệt, bạn cần có biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của chó mèo, chồn cáo, rắn chuột,.. Những loài này sẽ có khả năng gây hại cho gà tây. Chúng cũng giành phần thức ăn của gà lớn, và truyền nhiễm nhiều thứ bệnh cho gà. Thậm chí là giết chết gà.

Những dụng cụ cần có khi nuôi gà tây là gì?
Các loại máng đựng thức ăn
- Gà tây 1 ngày tuổi có thể cho ăn từ những hộp giấy cắt (mép cao 2-3cm), hoặc hộp nhựa mép cao 5cm
- 0-7 ngày tuổi: 40- 60 con/máng (kích thước máng: cao 3cm x rộng 50cm x dài 80cm)
- 7-42 ngày tuổi: 30-40 con/máng tròn (đường kính 40cm)
- Sau 42 ngày tuổi: máng ăn tự động: 1 con/3 – 4cm máng dài
- Máng ăn tự động có thể được thay thế bằng máng sắt hoặc máng gỗ. Có kích thước rộng 25 – 30cm và cao 15 – 20 với chân máng cao 40 – 60cm
Máng đựng nước theo độ tuổi của gà
- 1-5 ngày tuổi: 30 con/máng uống (2 lít) hoặc 1 con/1 cm máng uống dài
- 5-42 ngày tuổi: 60 con/máng uống tròn (đường kính 40cm) hoặc 1 con/2 cm máng uống dài
- Sau 42 ngày tuổi: Máng ống cắt (đường kính 130 mm) hoặc máng uống dài: 1 con/2 cm (1 con/1 cm trong trường hợp 2 mặt ngang nhau)
Với những thông tin như trên, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về cách làm chuồng cho gà tây như thế nào. Chúc bạn thành công nhé.