Khi làm chuồng gà chọi, ngoài việc xây dựng chuồng gà cho thật kiên cố ra, thì bạn cần có những khiến thức cơ bản khác. Mà chính những kiến thức này giúp cho gà chọi của bạn được nuôi dưỡng đúng cách, từ đó thể lực cùng sức chiến đấu của gà chọi sẽ được duy trì ở mức tốt nhất. Vậy, những lưu ý khi làm chuồng gà chọi bao gồm những gì? Để giúp bạn có được câu trả lời chính xác nhất, mời bạn hãy đọc ngay bài viết sau đây và ghi nhớ những thông tin này nhé.
Mục Lục
Nên xây chuồng gà chọi với kích thước bao nhiêu?
Thông tin kích thước cơ bản
Tùy vào số lượng gà cũng như đặc tính của từng giống loài, sẽ có kích thước chuồng tương ứng phù hợp. Lúc làm chuồng cũng nên lưu ý một số điều để tạo môi trường sống tốt nhất cho gà chọi.
Tuy nhiên, do đặc trưng của gà chọi khá hiếu chiến, thường ra đòn với nhau. Vì thế để đảm bảo an toàn người ta chỉ xây chuồng có kích thước từ 2-4 mét vuông, dành làm nơi ở cho một con duy nhất. Chiều cao của chuồng gà ở mức lý tưởng thường là 1-2 mét, chiều ngang từ 1,5 – 2 mét vuông.
Kích thước theo khả năng tài chính
Khi xây chuồng, tùy vào khả năng tài chính. Chủ nhân có thể xây chắc chắn bằng vật liệu xi măng hoặc quây bằng tôn, thép. Tuy nhiên, dù làm với bất kì vật liệu gì, điều cần lưu ý vẫn là điều kiện vệ sinh, vị trí địa lý của chuồng. Nên đặt chuồng ở nơi khô thoáng, tránh ẩm hoặc những nơi thiếu ánh sáng. Đồng thời, nếu thuận tiện, nên xoay chuồng gà về hướng Nam hoặc hướng Bắc. Vì đây chính là hướng phù hợp để chăn nuôi, theo kinh nghiệm của cha ông ta.
Lưu ý, không phải quá khắt khe theo tiêu chuẩn
Kích thước chuồng gà chọi có thể chênh lệch so với tiêu chuẩn đề ra một chút. Nếu nuôi nhiều gà chọi, các sư kê có thể xây chuồng gần nhau nhưng đảm bảo chúng không quá sát vách, không chui qua khu vực của nhau được. Đặc biệt, không nên nhiều con trong một chuồng vì có thể sẽ làm cho chúng xô xát, đá đòn nhau.
Ngoài ra, khi chọn kích thước chuồng gà chọi, nên cân nhắc vào ngoại hình của vật nuôi. Tùy vào kích thước của chúng, nhỏ con hay đô con, cao hay thấp, nên xây kích thước phù hợp. Gía xây một chuồng gà tương đối, có thể cho gà chọi ở tốt tầm khoảng 1.5 – 3 triệu đồng.
Làm vệ sinh cho chuồng gà
Điểm quan trọng nhất đó là phải thuận tiện cho việc làm vệ sinh chuồng gà. Điều mà hầu hết các thiết kế, dù đẹp và đắt tiền đến mấy phần lớn thất bại. Một kiểu thiết kế chuồng tốt phải đảm bảo được rằng việc duy trì hoạt động. Và khi thu dọn và tẩy rửa chuồng phải đơn giản và không gặp rắc rối. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng khu vực để gà ở và nghỉ, ngủ phải nghiêng hoặc dốc hướng về một góc của cả khu chuồng.
Lưu ý khi chọn vật liệu làm chuồng
Vật liệu làm chuồng và cách thi công cũng là điều bạn cần phải nghĩ đến. Chúng phải có những yếu tố như sau: Chịu được yếu tố thời tiết, cứng cáp và chất lượng phù hợp. Lưới bao quanh khu nuôi nhốt phải đảm bảo đủ cứng và an toàn (nhất là ở phần cửa chuồng và cửa sổ).
Một số điều cần lưu ý khác khi làm chuồng gà chọi
Để tạo môi trường sinh trưởng tốt nhất cho gà chọi, bạn cần lưu ý một số điều sau
Lưu ý khi nuôi theo kiểu trang trại
Nếu nuôi nhiều gà chọi cùng một lúc và đặt các chuồng gà cạnh nhau theo kiểu trang trại. Tốt nhất, giữa các chuồng phải có tấm lưới ngăn để gà chọi không tấn công nhau. Thành chuồng xây cao khoảng 0.8 – 1 mét để gà không nhìn thấy nhau, hạn chế khả năng gây hấn.
Về nền chuồng gà chọi
Nền chuồng nên xây cao, lót thêm một lớp cát để làm sạch. Thường xuyên dọn dẹp chuồng sạch sẽ, đổ phân dơ để tránh nguy cơ gây bệnh cho gà.
Nếu chuồng nền đất nên đổ một lớp cát, dày khoảng 10 cm – 20 cm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho gà được tắm cát – một trong những thói quen yêu thích của chiến kê. Thêm vào đó, cát sẽ làm giảm nhiệt độ, giữ cho chuồng luôn khô, mát vào mùa hè nóng ẩm.
Lưu ý về hướng chuồng
Trong chuồng gà, nên treo thêm một ít lá sầu đâu hoặc lá mần tưới. Vì hai loại này có khả năng trị bọ mạt cực kì tốt. Khi đặt chuồng gà chọi, nên chọn phần đất tốt, có địa thế cao. Nên tránh hướng gió, vì mùa đông trời trở lạnh, gió lùa vào có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn của chúng.
Trước khi thả gà, cần làm gì?
Trước khi thả gà vào chuồng nuôi, nên để trống từ 5-7 ngày. Trong chuồng nên treo thêm lá tràm trà để phòng tránh dịch bọ cho gà. Nếu kĩ hơn một chút, bên ngoài chuồng gà bạn có thể treo một nhánh xương rồng, vì theo kinh nghiệm ngày xưa, đây là cách trị ma tà, bảo vệ và giúp gà mau lớn.
Hãy truy cập vào luichis.com để tìm hiểu thêm nhiều mô hình chuồng trại gà chọi hiện nay.