Nuôi cua biển đang là mô hình không còn quá xa lạ đối với rất nhiều hộ kinh doanh. Những năm trở lại đây, biến đổi khí hậu đang tác động rất lớn đến các các hộ chăn nuôi cua biển. Gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế của người chăn nuôi. Đứng trước tình hình này, nhiều người dân lựa chọn giải pháp nuôi cua biển trong nhà. Vậy mô hình này có gì đặc biệt? Cách nuôi cua biển trong nhà như thế nào? Hãy cùng luichis.com tìm hiểu chi tiết về mô hình trại thuỷ sản này nhé.
Mục Lục
Tập tính sống
Vòng đời cua biển trãi qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập tính sống, cư trú khác nhau. Ấu trùng Zoea và Mysis: sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa vào ven bờ biến thái thành cua con.
Cua con: bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm đồng thời với việc chuyển từ đời sống trong môi trường nước mặn sang nước lợ ở rừng ngập mặn, vùng cửa sông hay ngay cả vùng nước ngọt trong quá trình lớn lên.
Đặc điểm sinh học của loài cua biển
Cua biển là loài cua phân bố rộng. Nhiệt độ thích hợp để chúng sinh trưởng là 25 – 300C. Điều kiện nhiệt độ ở nước ta hoàn toàn phù hợp để cua biển phát triển bình thường.
- Loài cua này với thân hình dẹp theo hướng lưng bụng
- Toàn bộ cơ thể bao bọc trong lớp vỏ kitin dày, màu xanh lục hay vàng sẫm
- Kích thước tối đa từ 19 – 28cm, trọng lượng 1-3kg/con
- Tuổi thọ trung bình của cua từ 2 – 4 năm qua mỗi lẫn lột xác trọng lượng cua tăng từ 20 – 50%
Tập tính ăn của cua biển
Tính ăn của cua biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng cua thích ăn thực vật và động vật phù du. Cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong to, giáp xác, nhuyển thể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua con 2-7cm ăn chủ yếu là giáp xác, cua 7-13cm thích ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ, cá…
Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có kh năng nhịn đói 10-15 ngày.
Hướng dẫn chi tiết mô hình nuôi cua biển trong nhà
Để việc nuôi cua biển đạt hiệu quả cao, nông hộ cần áp dụng đúng quy trình nuôi sau:
Hệ thống nuôi cua biển trong nhà
Nuôi cua biển trong bao gồm 2 hệ thống. Hệ thống hộp nuôi cua và hệ thống tuần hoàn (RAS) – xử lí nước và tái sử dụng nước.
Hệ thống nuôi cua
- Sử dụng hộp nhựa có kích thước 17*30*40cm, xếp chồng lên nhau
- Số lượng hộp tùy vào quy mô nuôi của từng hộ
- Hệ thống này được đặt trên khung thép (với kích thước 0,8*1,2m) để tạo cao cho quá trình nuôi
Hệ thống xử lý nước thải
- Với thể tích 160l/thùng được kết nối tuần hoàn với nhau.
- Ngoài ra, gắn thêm đèn UV để diệt khuẩn cho quá trình nuôi cua biển trong nhà.
Hướng dẫn chọn giống cua biển
Chọn giống nuôi cua biển ở cơ sở sản xuất giống uy tín trong nước.
- Cua giống có nhiều cỡ, nhỏ, vừa và lớn
- Người nuôi cua biển trong nhà có thể lựa chọn cỡ giống phù hợp với điều kiện nuôi của mình
- Chọn giống đồng đều, khỏe mạnh, có vỏ sáng bóng, nhanh nhẹn, không bị mất các bộ phần
Chuẩn bị điều kiện nước và nhiệt độ nuôi cua
Kiểm tra hệ thống để đảm bảo các điều kiện sau cho cua:
- Nhiệt độ nên đảm bảo từ 25 – 30°C
- Độ pH thích hợp nhất từ 8.2 – 8.8
- Độ mặn khoảng 33%₀
- Cua thích sống ở nơi nước chảy nhẹ, dòng chảy khoảng 0,06 – 1,6m/s
Thức ăn nuôi cua biển trong nhà
Thức ăn của cua có thể thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển.
- Cua con thích ăn giáp xác, nhuyễn thể, cá nhỏ
- Cua cỡ lớn hơn một chút thích ăn nhiều loại như cá, tôm, hến, ốc, khoai, thức ăn dạng viên,…
Cách cho cua ăn
Mỗi ngày nên cho cua ăn 2 lần: sáng và chiều.
- Cho cua ăn thức ăn tươi sống, tránh bị ôi thiu ẩm mốc
- Lúc mới thả, nên cho ăn bột ngô nấu chín. Ngày cho ăn 2 lần, khẩu phần 5%
- Cách tháng tiếp theo, cho ăn với thức ăn sẵn có
Hướng dẫn chăm sóc cua biển
Người nuôi cua biển trong nhà cần đặc biệt quan tâm những điều sau để chăm sóc cua:
- Cung cấp thức ăn cho cua đầy đủ
- Luôn sục khí nhẹ để cua mau lột vỏ, phòng trừ một số bệnh
- Trong thời gian nuôi, định kỳ bắt cua lên cân để kiểm tra sinh trưởng của cua
- Hằng ngày, phải thay 20 -30% lượng nước trong hộp. Định kỳ 1 lần/tuần vệ sinh toàn bộ bể
Thu hoạch cua biển
Cua thương phẩm thường kích thước từ 50 -55kg.Sau khi nuôi 9 – 10 tháng sẽ đạt được trọng lượng này, nông hộ có thể thu hoạch. Đối với những con cua cái khỏe, đang có trứng hoặc cua nhỏ. Người nuôi để lại nuôi tiếp cho vụ sau.
Một số lưu ý khi nuôi cua biển trong nhà
Trong quá trình nuôi, cần lưu ý:
- Cung cấp đầy đủ trang thiết bị, thức ăn trong quá trình nuôi
- Thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống nuôi
- Kỹ thuật này sử dụng khá nhiều hệ thống thiết bị để đảm bảo môi trường tốt cho cua. Nên nông hộ cần chịu khó học hỏi về công nghệ, để sử dụng chúng dễ dàng hơn
Mô hình nuôi cua biển trong nhà sử dụng hệ thống tuần hoàn hiện đại, giúp môi trường nuôi cua luôn giữ được ổn định. Điều này rất tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cua. Hiện nay, mô hình này đang được khá nhiều hộ nuôi sử dụng và đạt kết quả cao.