Bệnh cầu trùng ở gà là một trong số những căn bệnh thường gặp nhất trong ngành chăn nuôi gà công nghiệp. Bệnh không gây chết hàng loạt và tỷ lệ chết cũng không cao như các bệnh truyền nhiễm khác, nhưng nó lại khiến gà chậm lớn, tăng chi phí thuốc thú y, giảm tỷ lệ đẻ trứng, tăng mẫn cảm với các bệnh truyền nhiễm khác như: E.coli, Gumboro,… Căn bệnh này ở gà thường gặp ở giai đoạn gà được khoảng 2 – 8 tuần tuổi. Ở Việt Nam, tỷ lệ gà mắc phải căn bệnh này là khoảng 4 – 100% và tỷ lệ chết đàn là khoảng 5 – 15%. Để hiểu thêm về căn bệnh này nhằm có biện pháp phòng ngừa bệnh kịp thời, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của luichis.com.
Mục Lục
Vì sao gà lại bị bệnh cầu trùng?
Đây là căn bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm. Bệnh này do loài ký sinh trùng đơn bào gây ra. Có nhiều loài cầu trùng gây bệnh cho gia cầm. Tuy nhiên, giống cầu trùng gây bệnh cho gà phổ biến nhất là Eimeria, chủ yếu ở 2 loài là:
- Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng – ruột già).
- Eimeria necatrix (ký sinh trùng ở ruột non).
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. Gây rối loạn tiêu hóa, tổn thương các tế bào thượng bì, làm cho gà không hấp thu được dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm tăng trọng, gà mắc bệnh này thường còi cọc, chậm lớn, suy yếu có thể chết (tỷ lệ chết 20 – 30%). Gà mắc bệnh sức đề kháng giảm là điều kiện thuận lợi để phát sinh dịch bệnh, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên gà từ 2 – 8 tuần tuổi hay mắc nhất và ở tất cả các hình thức chăn thả (nuôi công nghiệp, bán công nghiệp có nguy cơ mắc cao nhất).
Các triệu chứng của bệnh
Khi gà mắc bệnh cầu trùng manh tràng thường xảy ra ở độ tuổi 10 – 25 ngày, với biểu hiện điển hình là gà tiêu chảy ra máu tươi do cocidia tấn công vào niêm mạc manh tràng, làm tổ và tăng sinh quá mức bình thường gây vỡ các mạch máu. Mào tích tái, gà thường đứng tụm lại với nhau do gà bị thiếu máu.
Khi mổ khám kiểm tra với bệnh cầu trùng manh tràng cần chú ý kiểm tra 2 manh tràng của gà. Manh tràng của gà chứa nhiều máu căng phồng trong giai đoạn đầu của bệnh. Sau đó thì nó sẽ khô dần lại. Đối với những con khỏi bệnh tổn thương manh tràng còn được ghi kéo dài tới 2 tháng sau. Ngoài ra còn các biểu hiện không điển hình như: gà mắc bệnh cầu trùng manh tràng thường ủ rũ, gầy còm, bỏ ăn, tiêu chảy phân sáp màu máu cá do coccidia tấn công vào đường tiêu hóa trên của gà.
Cách phòng ngừa bệnh cầu trùng cho gà
Vệ sinh phòng bệnh:
- Chuồng trại phải thông thoáng không bị lạnh hoặc quá nóng. Nền chuồng phải có lớp độn chuồng hút ẩm, luôn khô ráo.
- Phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ.
- Thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh thú y, tránh lây nhiễm mầm bệnh từ nền chuồng.
- Sau mỗi đợt nuôi phải quét dọn vệ sinh, ủ phân gà với vôi bột để diệt mầm bệnh trước khi sử dụng.
- Định kỳ phun khử trùng tiêu độc chuồng trại môi trường chăn nuôi bằng một trong các loại hóa chất sau: Han-IODINE, BENKOCID, BIO-IODINE,…
Sử dụng vắc-xin và thuốc:
- Sử dụng vắc-xin nhược độc phòng bệnh cầu trùng đa giá ở gà bằng cách hòa nước uống hoặc trộn thức ăn (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) sử dụng cho gà từ 3 đến 7 ngày tuổi, khả năng miễn dịch kéo dài đến thời điểm gà xuất chuồng
- Sử dụng thuốc: Dùng Vina coc, Han coc hoặc Sulfacoc,… Liều lượng: 1g/2 lít nước hoặc 1g/kg thức ăn, dùng liên tục trong 3 ngày. Kết hợp bổ sung vào thức ăn, nước uống Bcomplex, các chất điện giải. Việc này là để tăng sức đề kháng của gà. Định kỳ mỗi tháng 1 lần và nên luân chuyển thuốc phòng trị cầu trùng sau mỗi lần dùng.
Điều trị bệnh cầu trùng cho gà
Bệnh cầu trùng do ký dinh trùng gây nên ta cỏ thể sử dụng kháng sinh để điều trị. Một số kháng sinh đang cho hiệu quả cao như:
- Toltrtazuzin
- Amprodium
- Mono Sunfadiazin,…
Cùng đó, cần kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng tốt và bổ sung chất điện giải, Vitamin K, ADE B.Complex. Điều này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và giúp gà mau phục hồi bệnh.