Mô hình nuôi cá trê trong bể xi măng được đánh giá là hướng đi mới phù hợp với nhièu hộ không có đủ diện tích đất hoặc không có để ao nuôi. Ưu điểm của mô hình chăn nuôi thuỷ sản này là dễ chăm sóc, quản lý, hạn chế được bệnh và các tác động trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh. Tuy nhiên đây là hướng đi khá mới nên nhiều bà con vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, quản lý. Do đó trong bài viết này, luichis.com sẽ hướng dẫn chi tiết mô hình nuôi cá trê trong bể xi măng nhé!
Mục Lục
Một số đặc điểm sinh học của loài cá trê
Cá trê là một loài cá ăn tạp, thức ăn của chúng chủ yếu là động vật. Trong tự nhiên cá trê ăn côn trùng, giun ốc, tôm cua, cá…
Ngoài ra trong điều kiện ao nuôi cá trê còn có thể ăn các phụ phẩm từ trại chăn nuôi, chất thải… Mùa vụ sinh sản của cá trê bắt đầu từ tháng 4 – 9; tập trung chủ yếu là vào tháng 5 – 7. Trong điều kiện nuôi cá có thể sinh sản nhiều lần trong năm khoảng 4 – 6 lần. Nhiệt độ lý tưởng để cá trê sinh sản từ 25 – 320C. Sau khi cá sinh sản xong, ta có thể nuôi vỗ tái phát dục khoảng 30 ngày. Sau đó, cá có thể tham gia sinh sản trở lại.
Điểm mạnh của chúng có tính chịu đựng cực kỳ tốt ở những môi trường khắc nghiệt như: ao tù, mương rãnh, vũng nước đọng, nơi có hàm lượng oxygen thấp vì cơ thể cá trê có cơ quan hô hấp phụ gọi là “hoa khế” giúp cá hô hấp được nhờ khí trời. Để mạng lại nguồn lợi nhuận cực tốt thì bà con có thể nuôi cá trê theo kỹ thuật sau.
Mô hình nuôi cá trê trong bể xi măng
Kỹ thuật nuôi là cá trê trong bể xi măng mang lại rất nhiều lợi nhuận cho người dân. Để khai thác tốt những điểm mạnh của kỹ thuật này, thì bà con hãy theo dõi kỹ những lưu ý sau:
Hướng dẫn làm bể xi măng
Để nuôi cá trê điều đầu tiên chúng ta cần có một cái bể xi măng đạt những tiêu chuẩn sau:
- Hình dạng bể lý tưởng chúng ta nên xây theo hình chữ nhật
- Diện tích khoảng 15 – 20m2
- Độ sâu: 1m – 1,5m để cá có thể thoải mái bơi lội
- Xung quanh bể xi măng nên có lưới quây cao để đề phòng cá phi ra ngoài (đặc biệt là nuôi cá trê vàng).
- Phía trên thiết kế mái che để giảm các tác động ảnh hưởng đến nhiệt độ nguồn nước (mưa, nắng gắt, gió lạnh…).
- Nền bể xi măng nên xây với độ nghiêng khoảng 5 – 10% về phía ống thoát nước. Dưới nền trải một lớp cát dày khoảng 5 – 10 cm để khi cá trê tránh tiếp xúc với đáy bể xi măng không bị tổn thương, xước xát da. Đồng thời cát cũng có chức năng lọc nước nên sẽ giúp bà con tiết kiệm được một lượng nước sạch để nuôi cá trê
Điều kiện nuôi
- Độ mặn của nước dưới 5‰
- Độ pH từ 5,5 – 8,0
- Cá có thể sống được trong môi trường oxy thấp từ 1 – 2mg/ lít (nhờ cơ quan hô hấp phụ).
- Mật độ nuôi cá trê: 30 – 50con/m2
Hướng dẫn chọn giống cá trê
Hiện nay, giống cá trê được nuôi thương phẩm phổ biến nhất là cá trê phi và cá trê vàng lai. Bà con có thể xem xét lựa chọn một trong hai giống này để đạt năng suất cao. Nhưng những giống cá tốt bao gồm các yếu tố sau:
- Khi chọn giống, nên chọn những con khỏe mạnh, không bị trầy xước, bơi lội nhanh nhẹn.
- Ở mỗi bể nuôi nên thả cá trê có kích thước đồng đều để chúng lớn nhanh, giúp bà con dễ dàng chăm sóc.
- Để cá giống khỏe mạnh trước khi thả vào bể. Bà con nên ngâm cá trong dung dịch nước muối pha loãng 0,5 – 1% khoảng 5 phút để khử bụi bẩn, khử trùng.
Chuẩn bị thức ăn của cá trê
Cá trê ăn tạp, chủ yếu thiên về các loại động vật. Bà con có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, hoặc tự sản xuất thức ăn chăn nuôi để giảm chi phí, giúp tăng năng suất sau mỗi mùa vụ. Nguồn thức ăn mà bà con cần chuẩn bị khi nuôi cá gồm:
- Thức ăn từ động vật: là các loại tôm, cua, ốc, cá tạp, cá vụn có giá trị kinh tế thấp, trùn quế, giun đất, ếch, nhái…Tận dụng các nguồn phế phẩm từ lò mổ, các nhà máy chế biến thực phẩm tươi sống như: đầu vỏ tôm, da ruột mực, đầu lòng cá… Ngoài ra còn có phân gà
- Thức ăn từ nông nghiệp: ngô, thóc, đậu tương…
- Thức ăn bổ sung: Chế phẩm sinh học, vitamin, premix khoáng…
Thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Đặc biệt là cá vụn, cá tạp, bà con nên cắt nhỏ thức ăn, giúp đàn cá dễ ăn, ăn được hết, tránh lãng phí. Bà con có thể sử dụng máy móc để không phải tốn công sức ngôi băm thái thủ công, giảm sức lao động.
Liều lượng thức ăn
- Tháng đầu tiên nuôi: Bà con nên chọn thức ăn tươi sống sẽ chiếm 20 – 30% tổng trọng lượng đàn cá
- Tháng thứ 2: Thức ăn tươi sống chiếm 10 – 20% tổng trọng lượng đàn cá
- Tháng thứ 3 – 4: Thức ăn tươi sống chiếm 10 – 15% tổng trọng lượng đàn cá trê
- Tháng thứ 5 – 6: Khẩu phần thức ăn tươi sống chiếm khoảng 5% trọng lượng thân
Thu hoạch cá trê
Nếu thực hiện đúng cách nuôi cá trê trong bể xi măng ở trên. Thì bà con nhận lại thành quả chỉ sau từ 3 – 4 tháng nuôi đã có thể thu hoạch, xuất bán; trọng lượng đạt từ 300 – 400gr/con. Nuôi cá trê trong bể xi măng có lợi thế là thu hoạch vô cùng đơn giản, dễ dàng; không tốn nhiều thời gian; đảm bảo thu được hết số cá trong bể. Sau khi thu hoạch bà con nên vệ sinh sạch sẽ bể nuôi để chúng ta có thể thả tiếp lược sau.
Lưu ý một số bệnh ở cá trê khi nuôi trong bể xi măng
Bệnh thối vi, xuất huyết nội tạng và tiết nhờn ngoài da
Biểu hiện: Trên phần da của cá trê bị tổn thương, có hiện tượng xuất huyết. Để ý kỹ sẽ thấy vi bị thối, da cá có màu sẫm đen hơn. Trên thân và mang của cá có tiết chất nhờn, bơi lội không có định hướng, khó khăn hơn trong quá trình hô hấp
Nguyên nhân: Do ký sinh trùng như Costia, Vodinium, sán lá đơn chủ.
Cách xử lý: Rút nước trong bể nuôi đến mức tối thiểu đủ để cá có thể bơi để dễ quan sát. Sử dụng formalin nồng độ 30 – 50ppm (30 – 50g/m3), bà con tính toán lượng nước còn lại trong bể nuôi để pha thuốc.
Bệnh sưng mình, trướng bụng
Biểu hiện: Trên thân và các tia râu có biểu hiện xuất huyết; râu cong và quặp lại; bụng bị sưng; hai bên gốc vi ngực có hiện tượng nổi hành. Nếu không phát hiện sớm thì cá sẽ dần bỏ ăn, râu treo trên mặt nước, thân tiết và nhiều chất nhờn và chết rất nhanh.
Nguyên nhân: Do loại vi khuẩn có tên là Aeromonas và Cohumnaris gây ra. Nguồn nước trong bể nuôi bẩn, không được thay, xử lý thường cuyên.
Cách xử lý: Tiến hành thay nước 2 ngày một lần. Mỗi lần thay khoảng 40% nước tránh để cá bị sốc. Có thể sử dụng chế phẩm sinh học để bón cho bể nuôi hoặc dùng vôi bột lượng 15 – 30kg/1000m2 và muối 120 – 200kg/1000m2. Bà còn dựa vào liều lượng này để tính toán thả xuống bể nuôi cho phù hợp; tránh làm ảnh hưởng đến đàn cá.
Để có kết quả bà con nên tham khảo kỹ mô hình nuôi cá trê trong bể xi măng trên. Hãy luôn theo dõi trang này để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé. Chúc quý khách thành công.