Ngày nay mô hình nuôi cá diêu hồng trong ao đất được rất nhiều người nuôi quan tâm bởi kỹ thuật nuôi khong quá phức tạp. Mặt khác, loài cá này còn mang lại giá trị kinh tế cực kỳ cao và nó cũng một thị trường tiêu thụ khá mạnh. Tuy có kỹ thuật không phức tạp nhưng bà con cần phải hiểu thật rõ về để mỗi đợt thu hoạch cá sẽ cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất. Hãy cùng luichis.com tìm hiểu kỹ hơn về mô hình nuôi cá diêu hồng qua bài viết bên dưới nhé!
Mục Lục
Đặc tính chung của cá diêu hồng
Đầu tiên để có thể hiểu rõ về mô hình và phương pháp nuôi cá diêu hồng trong ao đất như thế nào cho có hiệu quả thì trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu qua về loại giống cá diêu hồng này có đặc điểm gì nổi bật.
Cá diêu hồng có tên thường gọi là cá diêu hồng hoặc cá rô phi đỏ. Chúng có xuất xứ từ Đài Loan. Ở Việt Nam đã đưa cá diêu hồng vào nuôi từ năm 1997. Và hiện nay nhiều địa phương đã nuôi thâm canh trong ao; trong lồng; hoặc nuôi thâm canh đối với loài cá có giá trị kinh tế này.
Cá diêu hồng có đặc điểm là toàn thân phủ vảy màu đỏ hồng hoặc màu vàng đậm. Thậm chí là màu vàng nhạt. Cá cũng có thể xuất hiện trên thân có màu hồng xen lẫn những đám vảy màu đen.
Đặc điểm sinh trưởng
Cá diêu hồng sống chủ yếu ở nước ngọt, nước lợ; và cả ở vùng nước có độ mặn từ 5 đến 12%o. Nhiệt độ thích hợp cho cá là từ 25 đến 35°C. Cá cũng có thể sống trong mọi tầng nước và chịu đựng được ở những vùng nước có hàm lượng ôxy thấp và độ pH từ 5 đến 11, thích hợp nhất vẫn là 6,5 – 7,5. Tuy nhiên, cá khó sống được dưới nhiệt độ thấp. Khi nhiệt độ nước dưới khoảng 18°C, cá bắt đầu kém ăn dần, chậm lớn và có thể chết vì nhiễm bệnh. Đặc biệt khi nhiệt độ nước 11 – 12°C và kéo dài trong nhiều ngày liền dẫn đến cá sẽ bị chết rét.
Vì vậy áp dụng mô hình và phương pháp nuôi cá diêu hồng trong ao đất như thế nào để cá có thể phát triền mạnh khỏe và cho năng suất cao chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
Mô hình nuôi cá diêu hồng trong ao đất
Mô hình và phương pháp nuôi cá diêu hồng trong ao đất để đạt được hiệu quả cao thì bạn phải tuân thủ các yếu tố sau:
Chuẩn bị ao đất để nuôi cá diêu hồng
Khâu chuẩn bị ao là khâu vô cùng quan trọng trong mô hình và phương pháp cá diêu hồng trong ao đất hiệu quả. các bước như sau:
- Tháo cạn ao sau đó vét bớt bùn ở dưới đáy; lấp các hang hốc và dọn sạch cây cỏ, trang phẳng đáy
- Sử dụng tầm 10 -15 kg vôi bột/100m2 để khử chua và diệt các loại sinh vật có hại cho cá. Sau đó phơi ao từ 2 – 3 ngày
- Khi cho nước vào ao cấn qua lưới lọc rác
- Bón phân chuồng ủ hoai vào ao: khoảng 80-100 kg/100 m2 hoặc phân đạm, từ 5 đến 6 ngày để tạo lượng sinh vật phù du trong ao sinh sôi và phát triển để dùng làm thức ăn cho cá, sau đó thả cá vào nuôi
Hướng dẫn chọn giống cá diêu hồng
Với mô hình và phương pháp nuôi cá diêu hồng trong ao đất, trong khâu chọn giống thì bạn đặc biệt nên chọn những cá thế cá khoẻ mạnh, có vây vảy hoàn chỉnh, không bị xây xát, không bị bệnh, cá thả vào ao phải bơi nhanh nhẹn phản ứng tốt với các tác động xung quanh. Nên thả với mật độ là: 3 con/m2, vào cuối tháng 5-6
Quản lý thức ăn của cá
Cách chọn thức ăn cho cá
Với mô hình và phương pháp nuôi cá diêu hồng trong ao đất thì bạn phải đảm bảo nguồn thức ăn cho cá từ khâu chọn thức tới cách cho ăn.
Cá diêu hồng là một loài cá ăn tạp. Nên bạn có thể sử dụng các phụ phẩm công nghiệp để có thể chế biến thành thức ăn cho cá như: bột ngô, khoai, sắn, gạo tấm.v.v.v. Ngoài ra các loại thức ăn xanh như rau muống; bèo trứng; bèo tấm. Bạn có thể thái nhỏ và đem cho cá ăn cũng được.
Hoặc bạn có thể cho cá ăn bởi các loại động vật như tôm cá nhỏ, giun, ốc đã xay nhỏ và các loại phế phẩm khác. Nếu có điều kiện bạn có thể sử dụng thêm thức ăn công nghiệp cho cá.
Cách cho cá diêu hồng ăn
Thức ăn công nghiệp: Đối với phương pháp nuôi cá diêu hồng thì bạn nên dùng loại thức ăn có độ đạm từ 25- 30%. Lượng thứ ăn: khoảng 4-5% trọng lượng cá. Này 2 lần sáng và chiều tối.
Đối với thức ăn tự chế biến thì đối với tháng đầu tiên: khoảng 30% cám gạo + 70% cá. Đem xay nhuyễn nấu chín cho cá ăn tập trung vào buổi sáng để dễ kiểm soát hàm lượng thức ăn. Một ngày 2 lần. Liều lượng khoảnh 7% trọng lượng thân.
Bắt đầu sang tháng thứ 2: thì kết hợp 40% cám gạo với 60% cá xay nhuyễn nấu chín; rải quanh bờ ao. Liều lượng là 6% trọng lượng thân.
Tiếp đến tháng thứ 3 trở lên: khoảng 50% cám gạo với 50% cá. Xay nhuyễn, nấu chín vắt cục rải thức ăn quanh ao. Liều lượng thức ăn 5 – 4 – 3 % trọng lượng thân.
Hướng dẫn quản lý ao nuôi cá diêu hồng
Ngoài các khâu chuẩn bị ao kỹ lưỡng và chọn giống phù hợp thì có một điểm trong mô hình và phương pháp nuôi cá diêu hồng mà bạn không thể bỏ qua đó là cách thức quản lý ao:
Bạn phải thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn cho cá. Cá diêu hồng là loại cá phàm ăn. Vì vậy để cá chóng lớn bạn phải đều đặn cho cá ăn đúng bữa, đủ số lượng và chất lượng
Thường xuyên kiểm tra các bờ cống chống rò rỉ tránh tình trạng mưa tràn bờ cá đi mất. Liên tục thay nước cho cá khi ao có dấu hiệu bị bẩn. Mỗi lần thay từ 1/3 – 2/3 lượng nước trong ao
Thường xuyên theo dõi các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi bao gồm như: nhiệt độ, ôxy, pH, ,…. để có phương pháp để xử lý phù hợp
Nên kiểm tra vào buổi sáng sớm và buổi chiều tà để xem các hoạt động của cá. Kiểm tra xem cá có dấu hiệu bất thường hay không. Nhằm có các biện pháp xử lí kịp thời khi cá mắc một số loại bệnh thường gặp.
Một số bệnh thưởng gặp khi nuôi cá diêu hồng trong ao đất
Bệnh do ký sinh trùng: Bệnh do trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus).
Dấu hiệu xuất hiện bệnh:
Triệu chứng thường thấy là xuất hiện những nốt đỏ, xuất huyết, các vùng bị viêm loét trên mình cá. Cá thường gầy yếu, đầu to, da mất dần màu sắc bình thường bơi lờ đờ, chậm chạp; phản ứng kém với người và các sinh vật địch hại.
Cách phòng trị:
Khi phát hiện cá bị bệnh dùng CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2 – 5g/10m3. Sau thời gian 6 – 8 giờ thay nước mới cho ao hoặc tắm cho cá dùng 20 – 50g/10m3 trị trong 15 – 30 phút cách ngày trị một lần; muối ăn dùng để phòng và trị bệnh cho cá, nồng độ 1 – 3% trị thời gian dài và 1- 2% trị trong 10 – 15 phút.
Lưu ý khi thu hoạch cá diêu hồng
Thu hoạch: Sau tầm khoảng 5-6 tháng nuôi mà cá đạt cỡ 0,4 – 0,5 kg/con thì có thể tiến hành thu hoạch.
Ngoài ra, gợi ý cho bà con một mô hình và kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong bể xi măng khá mới mẻ trong những năm vừa qua đã được một số hộ chăn nuôi áp dụng và mang lại hiệu quả đáng nói.
Và để kết lại, bài viết trên đã giới thiệu cho bà con về mô hình và phương pháp nuôi cá diêu hồng. Ngoài ra bà con có thể tham khảo thêm các mô hình và phương pháp nuôi cá diêu hồng trong bể xi măng. Chúc bà con có một vụ chăn nuôi thật năng suất.